Thanh toán bằng Séc

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Cạn (Trang 53 - 54)

Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn

2.2.3.3.Thanh toán bằng Séc

Séc là một chứng từ được sử dụng rông rãi ở tất cả các nước trên thế giới, nó ra đời khá sớm, được sử dụng nhiều ở các nước phát triển. Ở nước ta ngày 09/05/1996 Chính phủ đã ban hành nghị định 30/CP về “Ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc”, kèm theo thông tư hướng dẫn số 07/TT-NH1 ngày 27/12/1996 của NHNN về việc thực hiện nghị định này. Nghị định 30/CP quy định rõ ở Việt Nam được phép lưu hành séc vô danh và séc ký danh thông qua việc ký hậu chuyển nhượng, nghị định 30/CP ra đời đã đánh dấu một bước chuyển biến có ý nghĩa kinh kế lớn trong việc sử dụng séc ở Việt Nam, theo nghị định này séc không chỉ còn là công cụ chuyển khoản đơn thuần mà còn phát huy được vai trò công cụ lưu thông.

Séc lĩnh tiền mặt: Trong các loại séc được sử dụng tại chi nhánh thì séc

lĩnh tiền mặt chiếm tỷ trọng cao hơn cả, trong 3 năm gần đây thì doanh số đạt được là năm 2005 là 1.6 tỷ đồng, năm 2006 là 1.891 tỷ đồng, năm 2007 là 2.7 tỷ đồng và trung bình chỉ chiếm 0.22% trong tổng các hình thức thanh toán được áp dụng tại chi nhánh. Như vậy, xu hướng thì séc lĩnh tiền mặt vẫn được sử dụng ngày càng tăng nhưng số lượng chưa nhiều.

Séc bảo chi: Tại chi nhánh loại séc này không phát sinh, đây là hình thức

thanh toán khá phức tạp do khách hàng phải lưu ký 1 số tiền vào tài khoản séc bảo chi nên thủ tục rườm rà, người phát hành séc dẽ bị ứ đọng vốn, có thể xảy ra tình trạng sai ký nhiệu mật vì do người mua không biết chữ ký của Ngân hàng bảo chi séc.

Thực tế, tình hình thanh toán séc bảo chi tại NHĐT & PT Bắc Kạn chưa sử dụng vì do phạm vi thanh toán của séc bảo chi còn bó hẹp, chẳng hạn trong trường hợp thanh toán khác hệ thống nếu khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng thu hộ (Ngân hàng huyện) sau đó mới nộp séc vào Ngân hàng thu hộ nhưng Ngân hàng này lại không được tham gia thanh toán bù trừ theo quy định (điều 5 của thông tư 07/TT-NH) tờ séc cũng không được thanh toán thì phạm vi thanh toán séc không đúng nên khó xử lý. Vì vậy, chỉ có các đơn vị mở tài khoản ở NHNN tham gia thanh toán bù trừ mới tiến hành thanh toán với nhau bằng séc được.

Séc cá nhân: ít được sử dụng tại chi nhánh NHĐT & PT Bắc Kạn dù

rằng có nhiều ưu điểm, séc cá nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0.03%, số tiền thanh toán ít và đến năm 2007 thì không còn phát sinh. Nguyên nhân là do: thu nhập người dân thấp, các hoạt động dịch vụ tuy có phát triển nhưng hoạt động chưa mạnh vì thế mới chỉ tạo tiền đề cho séc cá nhân xuất hiện chứ chưa phát triển. Nếu có nhiều cá nhân mở tài khoản và số dư tài khoản cá nhân khá ổn định thì việc sử dụng séc cá nhân mới có thể phát triển được.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Cạn (Trang 53 - 54)