Thanh toán bằng lệnh chi uỷ nhiệm ch

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Cạn (Trang 25 - 28)

1.2.2.1. Khái niệm

Lệnh chi hay uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền do chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng để yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi.

Uỷ nhiệm chi hay lệnh chi được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán tại một chi nhánh Ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh, cùng hoặc khác hệ thống trong phạm vi cả nước. Trong vòng một ngày làm việc khi nhận được uỷ nhiệm chi Ngân hàng phải thực hiện ngay yêu cầu đó của chủ tài khoản, nếu uỷ nhiệm chi hợp lệ và số dư trên tài khoản đủ để thực hiện. Đây là hình thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng nên nó thường chiếm tỷ trọng lớn.

Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai Ngân hàng thì đơn vị bán sau khi giao hàng cho đơn vị mua, đơn vị mua sẽ lập UNC gửi đến Ngân hàng phục vụ mình. Tại Ngân hàng phục vụ đơn vị mua sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ sẽ tiến hành ghi nợ và chuyển theo liên hàng (nếu hai Ngân hàng cùng hệ thống) hoặc chuyển sang tài khoản thanh toán bù trừ (nếu

hai Ngân hàng khác hệ thống nhưng tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn) trong ngày làm việc.

1.2.2.2. Các trường hợp sử dụng uỷ nhiệm chi

- Dùng lệnh chi hay uỷ nhiệm chi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ: khi thực hiện số tiền của lệnh chi được chuyển thẳng vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng.

- Dùng trực tiếp lệnh chi (uỷ nhiệm chi) để chuyển tiền đứng tên người thụ hưởng: chuyển trả vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc trả cho người thụ hưởng qua tài khoản “chuyển tiền phải trả”.

- Chủ tài khoản dùng lệnh chi (uỷ nhiệm chi) để chuyển tiền đề nghị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình phát hành séc chuyển tiền cầm tay.

1.2.2.3. Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi

- Trường hợp khách hàng mở tài khoản tại cùng 1NH

Sơ đồ 1.2.2.3.1: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán UNC giữa 2 khách hàng cùng chi nhánh.

(1)

(4) (3)

(2)

(1) Người thụ hưởng (người bán) cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người mua.

(2) Người mua (người trả tiền) nộp UNC vào NH yêu cầu NH trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

Người trả tiền Người thụ hưởng

(3) NH kiểm tra UNC, số dư tài khoản tiền gửi của người trả tiền, nếu hợp lệ thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi và báo Nợ cho người trả tiền.

(4) NH ghi Có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo Có cho họ. - Trường hợp khách hàng mở tài khoản tại 2 NH

Sơ đồ 1.2.2.1.2: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán UNC giữa 2 khách hàng khác chi nhánh.

(1)

(2)

(3a) (4)

(3b)

(1) Người bán cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người mua.

(2) Người mua lập UNC nộp vào NH phục vụ mình yêu cầu trích tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

(3) NH phục vụ người mua kiểm tra UNC, số dư tài khoản, sau đó tiến hành ghi Nợ vào tài khoản người mua, rồi báo Nợ cho người mua. Đồng thời, chuyển tiền sang cho NH phục vụ người bán.

(4) NH phục vụ người bán ghi Có vào tài khoản người bán và báo Có cho họ.

Trường hợp người thụ hưởng chưa mở tài khoản tiền gửi tại bất cứ NH nào đó thì NH phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản phải trả khách hàng và báo cho người thụ hưởng đến nhận tiền.

Nhận xét: UNC hay lệnh chi có ưu điểm là rất đơn giản, tiết kiệm chi phí, thuận tiện cho khách hàng sử dụng và thuận tiện trong việc ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, nên tốc độ thanh toán nhanh, phạm vi rộng rãi. Đây là

Người trả tiền Người thụ

hưởng

NH phục vụ người bán NH phục vụ

hình thức thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thanh toán qua NH. Hình thức thanh toán này không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì bên bán có thể gặp rủi ro do bên mua không đủ khả năng thanh toán, do vậy người ta chỉ áp dụng hình thức thanh toán UNC trong trường hợp bên bán và bên mua tín nhiệm nhau, thanh toán các món nhỏ hoặc thanh toán phi mậu dịch.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Cạn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w