III- Phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cơ quan thuộc đảng bộ cơ quan cấp tỉnh Thanh hoá
d. Nâng cao chất lượng đội ngũ cấp uỷ cơ sở.
Ban chấp hành đảng bộ, chi bộ là cơ quan lãnh đạo toàn bộ hoạt động của tổ chức cơ sở đảng giữa 2 kỳ đại hội, chất lượng của nó luôn là yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả công tác xây dựng Đảng của đảng boọ, chi bộ. Do vậy, khi nói đến nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng không thể không nói đến vấn đề quan trọng này.
Nhiệm kỳ hiện nay (đại hội năm 2000), các tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan cấp tỉnh Thanh Hoá đã có hầu hết các đồng chí lãnh đạo cấp phó sở, ban, ngành được bầu làm bí thư. Đó là một hướng đúng. Tuy nhiên, đồng chí cấp phó làm bí thư vẫn còn tình trạng e dè, thiếu chủ động và chưa phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp uỷ. Đây là tình trạng tương đối phổ biến. Vì vậy, trong quá trình công tác phải phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý của cơ quan chuyên môn và quyền làm chủ tập thể của các tổ chức đoàn thể quần chúng đồng thời phải có tập thể cấp uỷ đủ mạnh. Tập thể cấp uỷ này gồm những đồng chí cấp phó làm bí thư và các đồng chí trưởng các phòng ban tham gia cấp uỷ trực tiếp làm bí thư chi bộ. Xu hướng này chắc chắn sẽ tạo ra tình hình thuận lợi cho các cấp uỷ nắm bắt tình hình công tác chuyên môn và các mặt khác, thuận lợi cho việc đồng chí bí thư thực hiện chức năng của mình. Thực tế trong cấp uỷ có nhiều đồng chí giữ trọng trách sẽ thuận lợi cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ, thuận lợi cho việc cấp uỷ tổ chức lãnh đạo các nhiệm vụ trong cơ quan.
Mặt khác, phải xây dựng một phương hướng tìm chọn những đảng viên tiêu biểu, nhiệt tình, trách nhiệm và biết làm công tác đảng, có kinh nghiệm làm công tác vận động quần chúng. Bởi vì, đảng lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, bằng nêu gương, thuyết phục…. Phương hướng này đòi hỏi cấp uỷ cần có kế hoạch đào tạo, chuẩn bị ngay sau khi mỗi kỳ đại hội và phải có ngay phương án sắp xếp cán bộ làm công tác chuyên môn kết hợp với làm công tác đảng.
Thực tế, không có sự mâu thuẫn trong việc cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan không đủ tiêu chuẩn để baàu vào cấp uỷ mà thông thường là có sự phân công sắp xếp hài hoà. Tuy nhiên sự phân công này những năm qua chưa tạp điều kiện tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng cấp uỷ. Vì vậy, cần sớm có định hướng xây dựng đội ngũ cấp uỷ kế cận đủ mạnh, thường xuyên được bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, đủ phẩm chất, năng lực và tín nhiệm để được bầu vào ban chấp hành đảng bộ mới. Đội ngũ này luôn có khả năng sẵn sàng thay thế và đảm đương tốt trọng trách được giao.
đ. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một giải pháp quan trọng để củng cố và chỉnh đốn Đảng, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng xứng đáng là hạt nhan lãnh đạo chính trị, là cầu nối giữa Đảng và quần chúng và việc phát huy tác dụng rèn luyện, giáo dục tổ chức và quản lý đảng viên. Đây là một giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Bởi vậy, mỗi cấp uỷ viên, mỗi đảng viên phải coi trọng sinh hoạt chi bộ, thông qua sinh hoạt chi bộ để phát huy năng lực trí tuệ của từng người và của tập thể đảng viên trong việc thảo luận, bàn bạc, đề xuất các vấn đề cần giải quyết hoặc thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm lãnh đạo của mình. Với ý nghĩa đó, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ các tổ chức cơ sở đảng cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:
+ Về nội dung sinh hoạt: - Phải thông tin kịp thời những vấn đề mới nổi bật từ mặt tích cực và mặt tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, và những vấn đề có liên quan đến cơ quan, đơn vị mình. Sau đó là những vấn đề của địa phương, trong nước và quốc tế, tập trung là những thông tin phù hợp với trình độ, đặc điểm, yêu cầu của chi bộ. Phải làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ Đảng về các vấn đề đó để có sự thống nhất về nhận thức và hiểu biết.
- Quán triệt sâu sắc, đầy đủ các Chỉ thi, Nghị quyết của cấp trên: xác định phạm vi và trách nhiệm của chi bộ đối với việc thực hiện nghị quyết.
- Thảo luận, tìm giải pháp cho việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ chuyên môn của chi bộ. Các vấn đề thuộc phạm vi xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức, cán bộ, đảng viên. Góp ý kiến về công tác tổ chức và cán bộ thuộc phạm vi phụ trách của mình, về công tác tăng cường lãnh đạo các tổ chức quần chúng. Đấu tranh phê bình và tự phê bình nội bộ, phát hiện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng hối lộ và các tiêu cực khác; phân công và kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ, kết nạp đảng viên mới…
Nội dung sinh hoạt không nhất thiết phải có nhiều vấn đề mà tuỳ theo nhiệm vụ của từng tháng để đề ra nội dung cho phù hợp. Thông thường là kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ trong tháng đã qua và đề ra nhiệm vụ công tác cho tháng tới, trong đó cần tập trung vào một số việc, thậm chí vào một số việc cụ thể, đảm bảo chất lượng.
+ Về tổ chức sinh hoạt:
Về căn bản, quá trình tổ chức sinh hoạt gồm ba bước: chuẩn bị, sinh hoạt và tổ chức thực hiện.
- Chuẩn bị sinh hoạt: Công việc này là của cấp uỷ trước hết là của bí thư chi bộ. Trước khi tiến hành sinh hoạt, cấp uỷ phải hội ý thống nhất về nội dung, trao
đổi mọi vấn đề cần đặt ra để giải quyết ở chi bộ. Nội dung cuộc họp sẽ được trao đổi với người lãnh đạo cao nhất về chuyên môn (thủ trưởng, trưởng, phó phòng, ban…) để tránh trùng lắp và có sự thống nhất trên các mặt về nội dung và lịch trình công tác, sinh hoạt.
- Tiến hành sinh hoạt: đây là khâu quyết định sinh hoạt có chất lượng hay không, đòi hỏi phải tạo được bầu không khí dân chủ để phát huy được trí tuệ, trách nhiệm của đảng viên. Do tính chất, nội dung của các buổi sinh hoạt khác nhau nên không khí của các cuộc họp có thể khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi trình độ, năng lực điều hành của cấp uỷ, bí thư phải chủ động trong các tình huống, nhất là đối với các cuộc họp đấu tranh phê bình và tự phê bình. Một tình trạng thường thấy trong sinh hoạt chi bộ là không có nhiều ý kiến, chủ toạ đánh giá tình hình, nêu công việc trong thời gian tới và mọi người đồng ý, hoặc là tình trạng quá nặng nề trong đấu tranh phê bình, thậm chí rơi vào tình trạng cực đoan, dẫn đến các hiện tượng trù úm, mất dân chủ, mất đoàn kết sau hội nghị. Do đó, tổ chức hội nghị là cả một khoa học, một nghệ thuật đòi hỏi người chủ trì phải thật khôn khéo để vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu của sinh hoạt. Cần phải có kết luận của chủ toạ phiên sinh hoạt về các vấn đề đã được trao đổi, bàn bạc, tranh luận. Kết luận phải ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người và mỗi người phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết: Đây là bước được coi như công tác kiểm tra của cấp uỷ, nó giữ vai trò quan trọng trong việc đôn đốc, nhắc nhở các đảng viên thực hiện nhiệm vụ của mình theo nghị quyết đã đề ra.
Chất lượng của cuộc sinh hoạt chi bộ có được cải tiến, nâng cao hay không, phần quyết định phụ thuộc vào tính chủ động sáng tạo của cấp uỷ và toàn thể đảng viên trong chi bộ, nhưng mặt khác không thể thiếu vai trò, trách nhiệm và tác động của tổ chức đảng cấp trên trực tiếp và các đồng chí thủ trưởng cơ quan, các đồng chí tỉnh uỷ viên, đảng uỷ viên đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ. Có thể nói ở
một mức độ nào đó, nó có tác dụng quyết định các hoạt động nói chung và hoạt động sinh hoạt của các tổ chức cơ sở đảng cơ quan nói riêng. Chi uỷ cần tận dụng lợi thế này để phát huy vai trò của chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ.