III- Phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cơ quan thuộc đảng bộ cơ quan cấp tỉnh Thanh hoá
3. Một số kiến nghị.
+ Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh là một Đảng bộ trực thuộc tỉnh uỷ được coi là tương đối với huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh; mọi hoạt động xây dựng Đảng căn bản theo phương thức, cách thức, nội dung như một huyện, thị. Tuy nhiên, Đảng bộ Cơ quan cấp tỉnh không có chính quyền cùng cấp song song tồn tại, cho nên có nhiều mặt gặp khó khăn, có ý kiến cho rằng chỉ làm đảng vụ. Trong khi đó, Đảng bộ nhiều khi phải giải quyết những vấn đề rất quan trọng cả về tư tưởng và tổ chức. Vì vậy, đề nghị Trung ương, Tỉnh cần sớm ban hành những qui định, xác định cụ thể về tổ chức, chức năng, quyền hạn của Đảng bộ cơ quan cấp tỉnh làm cơ sở cho các hoạt động của Đảng bộ.
+ Để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và Nghị quyết trung ước 6 (lần 2), khoá VIII, về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, đề nghị Trung ương và tỉnh có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Nghị quyết số 54 QĐ/TW về chức năng, quyền hạn của Đảng bộ, chi bộ cơ quan;
Quyết định số 44 QĐ/TW về việc quản lý cán bộ và Quyết định 62 QĐ/TW về hoạt động của Ban cán sự, đảng đoàn cấp tỉnh.
+ Đề nghị cần có chính sách thoả đáng đối với cán bộ làm công tác Đảng nói chung và các đồng chí làm kiêm nhiệm ở cơ sở nói riêng. Trước mắt có thể có chế độ phụ cấp ngoài lương cơ bản cho các đồng chí từ Bí thư chi bộ đến các đồng chí uỷ viên chấp hành các cấp ở cơ sở. Vì công tác kiêm nhiệm nặng nề, tốn nhiều thời gian công sức ngoài các nhiệm vụ chuyên môn.
Kết luận
Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn luôn khẳng định vị trí, vai trò to lớn của tổ chức cơ sở đảng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn phát triển đã chứng minh rằng: các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có trở thành hiện thực sinh động của đời sống hay không phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện của các tổ chức cơ sở đảng. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, củng cố và chỉnh đốn Đảng là một trong những vấn đề bức xúc đặt ra trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Để làm được việc đó, chỉ có trên cơ sở nắm vững lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn với một trách nhiệm đầy đủ của cấp uỷ các cấp và của từng đảng viên mới xây dựng được chi bộ, đảng bộ cơ quan ngang tầm với nhiệm vụ mới.
Trong những năm đổi mới vừa qua các tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều đổi mới về phong cách lãnh đạo, chỉnh đốn, đổi mới công tác tổ chức và làm tốt công tác đảng viên góp phần cùng toàn thể đảng bộ, nhân dân trong tỉnh khắc phục khó khăn, đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành tỉnh uỷ đưa nền kinh tế của tình nhà phát triển, tạo cơ sở vưng chắc cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV.
Tuy vậy, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước thì những kết quả đó mới chỉ là bước đầu chưa vững chắc. Mặt khác, ở mỗi tổ chức cơ sở đảng, đảng viên còn những yếu điểm phải nghiêm tu chính sách sửa chữa mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới.
Trong bối cảnh chính trị thế giới có nhiều diến biến phức tạp, bọn phản động và các thế lực thù địch đang âm mưu "Diễn biến hoà bình" làm suy yếu cách mạng
và sự lanh đạo của Đảng ta. Vì vậy, hơn lúc nào hết, đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng phải thường xuyên cảnh giác âm mưu phá hoại của kẻ địch, đoàn kết nhất trí, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, đồng thời chủ động chỉnh đốn tổ chức cơ sở đảng, thực hiện phương châm "sâu gốc, bền rễ", mãi mãi xứng đáng là người lãnh đạo duy nhất của giai cấp công nhân, nhân dan lao động và phong trào cách mạng Việt Nam.
Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá có 57 tổ chức cơ sở đảng cơ quan với 2913 đảng viên, nắm giữ tất cả các ngành quan trọng của tỉnh cần phải tập trung hơn nữa để nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng được nhiều các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đảm đương được các vai trò lãnh đạo chính trị, lãnh đạo cơ quan thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ mà tỉnh giao cho đáp ứng nguyện vọng và sự tin cậy của nhân dân trong tỉnh.
Việc "nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến dấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay" có ý nghĩa to lớn đối với công tác xây dựng Đảng của tỉnh. Song, chuyên đề này mới chỉ nêu được một số nội dung chủ yếu kết quả nghiên cứu và đề xuất bước đầu theo nhận thức của cá nhân; chắc chắn còn nhiều nội dung cần phải góp ý, kính mong sự quan tâm đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp.
Nhân đây, tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Thành Dung chủ nhiệm khoa và Khoa quan hệ quốc tế - Phân viện Hà Nội, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các đồng chí Thường trực Đảng uỷ Cơ quan cấp tỉnh Thanh Hoá và các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thành chuyên đề này./.
Phụ lục
Về công tác xây dựng đảng qua các năm 1999- 2002 của tổ cchức cơ sở đảng cơ quan và của đảng bộ cơ quan cấp tỉnh thanh hoá
Biểu 1: tình hình đảng viên của tổ chức cơ sở đảng cơ quan
STT 1999 2000 2001 2002 Ghi chú 1. Tổng số Đảng viên 2940 2814 2810 2913 2. Trình độ học vấn - Cấp 1 0 0 0 0 - Cấp 2 10 10 10 10 - Cấp 3 2930 2804 2800 2903 3. Trình độ chuyên môn - Sơ cấp 146 195 185 183 - Trung cấp 1459 1300 1305 1305 - Đại học 1300 1319 1300 1305
Biểu 2. ình hình cấp uỷ cơ sở của tổ chức cơ sở đảng cơ quan qua các nhiêm kỳ
STT Nội dung Nhiệm kỳ
1998- 2000
Nhiệm kỳ 2000- 2002
Ghi chú 1 Tổng số cấp uỷ viên cơ sở 476người 492 người
2 Trình độ học vấn
- Cấp 2 2,7% 2,5%
- Cấp 3 97,3% 97,5%