Hệ số ICOR: Năm

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 27 - 28)

II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành

b. Hệ số ICOR: Năm

của vốn đầu tư thì năm 2005 cần 1,2%, năm 2007 cần 1,095%. Giai đoạn 2001 – 2007, để có 1% đóng góp của vốn vào GDP thì mức đầu tư đã giảm dần đi, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã dần được chú ý và cải thiện. Nhưng nếu đem so sánh với các khu vực khác có tỷ trọng vốn thấp hơn thì có một thực tế là để cùng tạo 1% GDP cần một mức đầu tư cao hơn ở khu vực kinh tế nhà nước so với khu vực khác. Năm 2001, nếu để tạo 1% GDP, khu vực ngoài nhà nước chỉ cần 0,47% thì khu vực kinh tế nhà nước cần đến 1,56% vốn đầu tư. Năm 2007, tỷ lệ này tương ứng là 0,77% và 1,095%. Điều này nói lên rằng, khu vực ngoài nhà nước mặc dù có tỷ trọng vốn đầu tư thấp hơn nhưng đóng góp vào GDP nhiều hơn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng cao hơn hay nói cách khác, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khu vực nhà nước là chưa cao.

b. Hệ số ICOR : Năm Năm Vốn đầu tư khu vực KTNN (tỷ đồng) Đóng góp vào GDP (tỷ đồng) I/GDP g (%) ICOR 2001 101973 184836 0.55 7.44 7.41 2002 114738 205652 0.56 7.11 7.85 2003 126558 239736 0.53 7.65 6.9 2004 139831 279704 0.5 7.75 6.45 2005 161635 322241 0.5 7.37 6.81 2006 185102 364250 0.51 6.17 8.24 2007 208100 416794 0.5 6.02 8.3 2008 242313 432100 0.57 6.15 8.5 2009 262100 453120 0.59 6.89 8.9

ICOR tính theo vốn đầu tư thực hiện năm 2000 - 2009

Kinh tế nhà nước 7.8 Kinh tế ngoài nhà nước 3.2 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 5.2

(Nguồn: tính toán theo số liệu của TCTK)

ICOR của khu vực kinh tế nhà nước cao hơn so với các thành phần kinh tế khác. Nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng số tiền bỏ ra trong năm - “Vốn đầu tư” cho thấy để tăng một đồng GDP cần bỏ ra 5,2 đồng vốn, có thể thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam trong giai đoan 2000-2007 vào loại thấp nhất thế giới kể cả trong giai đoạn trước đây (1970-1984). Việc nguồn tiền đầu tư kém hiệu quả (5,2) là do đầu tư không hiệu quả của khu vực của nhà nước (7,8) và khu vực đầu tư nước ngoài (5,2), trong khi khu vực kinh tế tư nhân tỏ ra rất hiệu quả khi bỏ ra 3,2 đồng vốn đã tạo ra một đồng giá trị tăng thêm. Mặt khác, hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng ngày một tăng chứng tỏ hiệu quả đầu tư ngày càng thấp, để tạo cùng một năng lực sản xuất thì khu vực này càng cần nhiều chi phí hơn. Năm 2004, ICOR của khu vực nhà nước là 6,45 lần, khu vực ngoài nhà nước là 4,82 lần, khu vực nước ngoài là 3,32 lần thì năm 2005 tỷ lệ này tương ứng là 6,81 ; 4,15 ; 2,88 lần. Theo số liệu của các tổ chức quốc tế ICOR bình quân giai đoạn 2001 – 2005 của khu vực nhà nước là 7,4 ngoài nhà nước là 3,77 và toàn bộ nền kinh tế là 5 lần thì đến năm 2007, tỷ lệ này đạt 8,3 ; 3,8 ; 5,38 lần. Điều này càng chứng tỏ hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước kém hơn so với các thành phần kinh tế khác và kém hơn so với mức chung của cả nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w