Ảnh hưởng của FDI tới nền kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 39 - 40)

II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành

3. Nguồn vốn khu vực nước ngoà

3.1.2.2. Ảnh hưởng của FDI tới nền kinh tế

a1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội

Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước. Giai đoạn 1994 –1995, tỷ trọng của FDI trong đầu tư xã hội lên tới 30 – 31%, là mức cao nhất cho đến nay. Tỷ lệ này đã giảm dần và năm 2005, FDI thực hiện ước chiếm 16,3% trong tổng đầu tư xã hội.

a2. FDI đối với tăng trưởng kinh tế

Vào năm 2000, với 1 tỷ đồng GDP sẽ có 0,54 triệu $ FDI đóng góp. Cho tới năm 2008, con số này là 0,78. Như vậy ta có thể thấy, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15,9% vào GDP so với tỷ lệ đóng góp 6,4% của khu vực này năm 1994. Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất, tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trung bình của cả nước.

Bảng số liệu về tỉ lệ đóng góp của FDI vào GDP GDP(tỉ đồng) FDI(triệu$) tỉ lệ FDI/GDP 2000 441646 2413.5 0.54 2001 481295 2450.5 0.51 2002 535762 2591 0.48 2003 613443 2650 0.43 2004 715307 2852.5 0.39 2005 839211 3308.8 0.39 2006 974266 4100.1 0.42 2007 1143715 8030 0.70 2008 1477717 11600 0.78

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w