- VNĐ Ngoại tệ
2.2.2. Về mặt định lượng.
Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại chi nhánh Đông Đô về mặt định lượng như sau:
2.2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn.
Bảng: Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh Đông Đô.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng dư nợ tín dụng. 749.841 1.460.325 2.257.486
Nợ quá hạn. 956 1.430 2.760
Tỷ lệ nợ quá hạn. 0,13% 0,1% 0,12%
Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn
Nợ quá hạn luôn là vấn đề quan tâm của mọi ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh Đông Đô trong những năm qua luôn ở mức rất thấp. Năm 2005 là 0,13%; năm 2006 là 0,1% và cuối năm 2007 là 0,12% (mức Trung Ương cho phép là 1%). Có thể nói để có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp như vậy là do chi nhánh đã tiến hành phân tích, đánh giá khách hàng một cách kỹ lưỡng, kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình cho vay và tổ chức thu hồi nợ vay có hiệu quả. Đây là một thành công lớn của ngân hàng trong việc tuân thủ các quy định về giới hạn và an toàn tín dụng.
Để đánh giá cụ thể và chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh chúng ta cần phải xem xét nợ quá hạn theo các chỉ tiêu sau:
Phân loại nợ quá hạn theo thời hạn:
Bảng phân loại nợ quá hạn theo thời hạn:
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền %NQH Số tiền %NQH Số tiền %NQH
Tổng NQH 956 100 1.430 100 2.760 100
Ngắn hạn 767 80,23 824 57,62 1.410 51,09
Phòng: Kế hoạch nguồn vốn.
Nhìn chung, trong ba năm qua, nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Năm 2005, nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 80,23%, nợ quá hạn trung dài hạn chỉ là 19,77% đó là do trong giai đoạn này ngân hàng mới thành lập tín dụng trung dài hạn thấp, tín dụng ngắn hạn cao. Đến năm 2006, tổng nợ quá hạn của ngân hàng tăng 474 triệu đồng về số tuyệt đối tức là tăng 49,58% so với năm 2005. Năm 2007 tổng nợ quá hạn tăng 1.330 triệu đồng, hay tăng 93% so với năm 2006.Trong đó tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm nhiều và gần xấp xỉ với tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do ngân hàng có xu hướng mở rộng quy mô tín dụng trung và dài hạn. Hơn nữa do đội ngũ nhân viên của chi nhánh còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong thời kỳ mà các ngành nghề kinh doanh đa dạng, phức tạp như hiện nay nên tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn cao hơn so với những năm trước..
Phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế. Bảng phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền %NQH Số tiền %NQH Số tiền %NQH
Tổng NQH 956 100 1.430 100 2.760 100
DN Quốc doanh 21,7 2,27 0 0 0 0
DN ngoài QD 934,3 97,73 1.430 100 2.760 100
Nhận thấy, nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh. Trong năm 2005, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh nhưng do các doanh nghiệp quốc doanh thường được sự tài trợ của nhà nước nên mặc dù dư nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế này cao nhưng nợ quá hạn lại rất thấp. Ngược lại, ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ít nhưng nợ quá hạn lại chủ yếu tập trung ở thành phần này. Sang năm 2006, 2007 chi nhánh Đông Đô mở rộng đầu tư, cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước giảm.
Chính vì lẽ đó mà nợ quá hạn trong giai đoạn này 100% thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thời gian tới ngân hàng cần phải xem xét lại chất lượng thẩm định đối với loại hình doanh nghiệp này.
Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân.
Việc phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp hợp lý, cần thiết để khắc phục, hạn chế rủi ro. Dưới đây là bảng số liệu phân loại nợ quá hạn tại chi nhánh Đông Đô theo nguyên nhân.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền %NQH Số tiền %NQH Số tiền %NQH
Tổng NQH 956 100 1.430 100 2.760 100
Chủ quan của
khách hàng 812,6 85 1250 87,41 2561 92,79
Chủ quan của
ngân hàng 143,4 15 180 12,59 199 7,21
Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn.
Nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là do chủ quan từ phía khách hàng và rủi ro mà khác hàng gây ra cho ngân hàng ngày càng tăng lên từ 85% năm 2005 lến đến 92,79% năm 2007. Năm 2006, khoản nợ quá hạn 1.250 triệu đồng là do khách hàng chủ tâm lừa đảo ngân hàng; khoản nợ quá hạn 180 triệu đồng là do sau khi giải ngân cho khách hàng cán bộ tín dụng đã không thực hiện việc kiểm tra giám sát khách hàng theo đúng quy trình. Mặc dù nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng không nhiều nhưng nó rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Do đó chi nhánh cần phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng để giảm thiểu những rủi ro không đáng có cho ngân hàng.
2.2.2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu
Việc nghiêm túc tuân thủ các quy định về an toàn tín dụng còn được thể hiện ở việc phân loại nợ của ngân hàng. Kết quả phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN của chi nhánh Đông Đô trong năm 2006, 2007 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Số dưNăm 2006 % Số dư Năm 2007 %
Tổng dư nợ 1.460.325 100 2.257.486 100 Nợ nhóm 1 1.037.890 71,07 1.883.045 83,41 Nợ nhóm 2 420.799 28,82 371.681 16,47 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 2.760 0,12 Nợ nhóm 5 1.636 0,11
Nguồn: Phòng kế hoạch và nguồn vốn
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy các khoản nợ nhóm 1 của chi nhánh tăng từ 71,07% đến 83,41% trên tổng dư nợ tín dụng; tỷ trọng khoản nợ nhóm 2 giảm từ 28,82% năm 2006 đến 16,47% trên tổng dư nợ năm 2007. Đây là sự nỗ lực cố gắng lớn của ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên trong hai năm vửa qua, trong ngân hàng vẫn tồn tại nợ xấu mặc dù tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Năm 2006 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,11% nhưng chỉ có nợ nhóm 5 điều này có nghĩa là khả năng mất vốn của ngân hàng là 0,11% tổng nợ dư nợ. Đến năm 2007 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng tăng lên 0,12% nhưng chỉ là nợ nhóm 4, khả năng rủi ro của ngân hàng đối với khoản nợ quá hạn này tương đối cao. Như vậy, khoản nợ nhóm 5 năm 2006 sang năm 2007 đã được chi nhánh xử lý, đây là biểu hiện tốt. Qua sự phân tích trên cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng khá lành mạnh.
2.2.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.
Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh Đông Đô được thể hiện qua bảng số liệu sau: Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh số cho vay 1.654 2.259 3.551
Dư nợ bình quân 549 1.067 1.815 Vòng quay vốn tín
dụng 2,247 1,452 1.517
Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2005 vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng đạt 2,247 vòng nhưng đến năm 2006 số vòng quay giảm xuống còn 1,452 vòng và 1,517 vòng vào năm 2007. Lý do khiến cho vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong năm 2006, 2007 thấp là do tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong 2 năm này tăng lên. Nếu như năm 2005, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn là 33,24% thì đến năm 2006 tỷ trọng này đã tăng lên đến 47,27% và năm 2007 lại giảm xuống còn 45,23%. Năm 2005 do chi nhánh Đông Đô mới đi vào hoạt động nên chủ yếu là tập trung vào cho vay đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của khách hàng, cho vay trung dài hạn ít nên tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh, trong năm có nhiều khoản nợ đến hạn thu hồi, ngân hàng có thể tiếp tục sử dụng khoản nợ đã thu hồi được để tiếp tục đầu tư thu lợi nhuận. Năm 2006 và 2007 ngân hàng tích cực mở rộng cho vay trung và dài hạn khiến cho tốc độ luân chuyển vốn chậm lại, đây là biểu hiện không tốt. Chính vì lẽ đó, trong thời gian tới chi nhánh cần phải đưa ra giải pháp để tăng hiệu suất hoạt động của vốn, mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho ngân hàng.
2.2.2.4. Chỉ tiêu về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2006, số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh là 17.500 triệu đồng. Nhưng đến thời điểm ngày 31/12/2007, số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã lên tới 49.500 triệu đồng, tăng 32.000 triệu đồng tức tăng 182,8% so với cuối năm 2006. Trong đó, số dư quỹ dự phòng chung là 24.912 triệu đồng; số dư quỹ dự phòng cụ thể là 24.588 triệu đồng. Số dự phòng rủi ro phải trích theo kế hoạch là cuối năm 2007 là 22.000 triệu đồng. Số dự phòng rủi ro đã trích tính đến ngày 31/12/2007 là 32.000 triệu đồng (đạt 145% so với kế hoạch đề ra).
Trên cơ sở năng lực hiện có và những dự báo về dư nợ tín dụng trong những năm tiếp theo, năm 2007 chi nhánh đã đảm bảo trích đủ dự phòng rủi ro cho dư nợ tín dụng
đến thời điểm 31/12/2007. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của chi nhánh tương đối tốt.
2.2.2.5. Chỉ tiêu tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nợ thu hồi từ xử lý tài sản
đảm bảo 850 1.359 2.658
Nợ quá hạn 956 1.430 2.760
Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo 89% 95% 96,3%
Nguồn: Phòng kế hoạch và nguồn vốn.
Tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng tương đối cao trên 80% qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả của công tác thẩm định tài sản đảm bảo của chi nhánh ngày càng cao, rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm, chất lượng tín dụng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa đạt đến 100% nên ngân hàng vẫn luôn tồn tại rủi ro tiềm ẩn.
Tỷ lệ dư nợ tín dụng có đảm bảo hay không có đảm bảo của chi nhánh được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ 749.841 100 1.460.325 100 2.257.486 100 Cho vay có đảm
bảo
352.425 47 788.576 54 1.354.492 60Cho vay không Cho vay không
đảm bảo
397.416 53 671.750 46 902.994 40
Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn.
Trong những năm vừa qua, nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh biến đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng tín dụng tín chấp (từ 53% năm 2005 xuống 46% năm 2006 và đến 40% tổng dư nợ năm 2007) và tăng dần tỷ trọng tín dụng có đảm bảo (từ 47% năm 2005 lên 54% năm 2006 và 60% tổng dư nợ năm 2007). Nguyên nhân chủ yếu là do chi
nhánh đã thực hiện khá tốt việc hoàn tất hồ sơ tài sản đảm bảo. Trong cho vay có đảm bảo của chi nhánh Đông Đô thì chủ yếu là sử dụng tài sản đảm bảo cho khoản vay, còn hình thức đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
2.2.2.7. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Xét từ khía cạnh ngân hàng thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũng chính là một trong những chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Một ngân hàng có lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cao trong tổng thu nhập thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đó cao.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại chi nhánh Đông Đô được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 93 100 179 100 259 100
Thu lãi cho vay 50 53,76 111 62,01 191 73,75
Thu khác 43 46,24 68 37,99 68 26,25
Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn.
Các khoản thu khác ở đây bao gồm: thu lãi tiền gửi và đầu tư giấy tờ có giá, thu từ thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ…Từ bảng trên ta thấy, tổng thu nhập của ngân hàng từ hoạt động tín dụng năm 2006 tăng 86 tỷ đồng (tức tăng 92,47%) so với năm 2005, năm 2007 tăng 80 tỷ đồng (tức tăng 44,7%) so với năm 2006. Như vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng từ năm 2005 đến năm 2007 tăng mạnh tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần. Đó là do trong năm 2007 chi nhánh đã chú trọng hơn nữa các nghiệp vụ khác như: thanh toán, bảo lãnh…Đây cũng là một xu hướng tốt nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ của chi nhánh hạn chế rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh.