Những tồn tại về chất lượng tín dụng và nguyên nhân của nó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô (Trang 53 - 60)

- VNĐ Ngoại tệ

2.3.2.Những tồn tại về chất lượng tín dụng và nguyên nhân của nó.

2.3.2.1 Những tồn tại về chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô.

Mặc dù chi nhánh Đông Đô là một trong những chi nhánh có hoạt động tín dụng tuong đối tốt tuy nhiên chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như sau:

- Thứ nhất: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn còn tồn tại mặc dù là rất thấp, như vậy vẫn còn tồn tại rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh. Nợ quá hạn chỉ tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nợ quá hạn trung và dài hạn ngày một tăng cao tuy nhiên nợ quá hạn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Nợ quá hạn của ngân hàng không phải hoàn toàn do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng mà vẫn tồn tại nguyên nhân từ chính bản thân chi nhánh.

- Thứ hai: Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng chưa cao thậm chí có xu hướng giảm xuống từ 2,247 (năm 2005) còn 1,517 (năm 2007) làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng cũng như hạn chế khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ngân hàng có xu hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên. Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

- Thứ nhất là do năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh. Là một doanh nghiệp nhà nước nên việc thi tuyển nhân viên đôi lúc chỉ mang tính hình thức và thường không đăng tuyển công khai. Do vậy chất lượng cán bộ nhân viên thường không cao, nhân viên không chủ động trong hoạt động, nhiều dự án không thực sự có hiệu quả nhưng vẫn được xét duyệt để cho vay. Điều này đã góp phần làm giảm chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Hơn nữa khác với các ngân hàng thương mại cổ phần, cán bộ tín dụng ngân hàng nhà nước thường không chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa chủ động tìm hiểu, tư vấn cho khách hàng để hoàn thiện phương án dự án kinh doanh, tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn một cách hiệu quả. Cán bộ tín dụng vẫn chịu tâm lý nặng nề về việc phải gánh chịu rủi ro tín dụng.

Mặc dù trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng tại chi nhánh đã được nâng cao nhưng các cán bộ nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Một thực tế cho thấy chủ yếu các cán bộ nhân viên ngân hàng đều tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tài chính ngân hàng do đó các cán bộ ngân hàng sẽ bị hạn chế

trong sự hiểu biết về các lĩnh vực khác như lĩnh vực khoa hoạc kỹ thuật. Điều này khiến cho ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định các dự án, phương án về lĩnh vực này. Hơn nữa do chi nhánh mới đi vào hoạt động được bốn năm nên đội ngũ cán bộ tín dụng còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa am hiểu được nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Đây là một bất lợi đối với chi nhánh vì với một nền kinh tế phát triển như hiện nay, nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề đều rất lớn, việc cán bộ tín dụng không am hiểu các ngành nghề sẽ dẫn đến chất lượng tín dụng của chi nhánh thấp, khả năng mở rộng quy mô tín dụng của chi nhánh không cao vì rui ro lớn.

Một nguyên nhân nữa làm phát sinh nợ quá hạn đối với chi nhánh Đông Đô là do cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm sau khi cấp tín dụng cho khách hàng đã không thực hiện việc kiểm tra giám sát đầy đủ theo quy trình tín dụng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là một hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất cao, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho đến khi hợp đồng tín dụng đến hạn và ngân hàng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi vốn vay. Thẩm định đúng về khách hàng thôi thì chưa đủ, sau khi giải ngân cán bộ tín dụng còn phải theo dõi mục đích sử dụng vốn vay, theo dõi quá trình hoạt động của khách hàng nếu thấy có chiều hướng không tốt thì cần đưa ra giải pháp, tư vấn cho khách hàng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khách hàng có hiệu quả để tạo được nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó, cán bộ cũng cần phải kiểm tra xem xét tài sản đảm bảo có bị suy giảm giá trị hay không. Nhưng thực tế cho thấy, một số cán bộ chủ quan tin tưởng vào khách hàng quen nên không cần phải trực tiếp kiểm tra giám sát chặt chẽ tại đơn vị người vay vốn mà chỉ gián tiếp qua các số liệu báo cáo mà khách hàng đó cung cấp. Rủi ro đối với ngân hàng là điều khó tránh khỏi.

Do thói quen làm việc chủ yếu đối với những khoản vay theo chỉ định và cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước nên các cán bộ tín dụng thường có tâm lý chủ quan, dễ dãi trong việc xét duyệt cho vay và kiểm tra, giám sát khoản vay. Đến khi cho vay

đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tác phong hay thói quen làm việc như vậy trực tiếp ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng ngân hàng.

Rủi ro tín dụng tại chi nhánh còn một phần do đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng. Một số cán bộ quan liêu, mắc ngoặc với khách hàng, cho vay đối với những khách hàng không đủ tiêu chuẩn mà chi nhánh đã đề ra làm giảm chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

- Nguyên nhân thứ hai làm phát sinh rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng là do địa bàn hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh Đông Đô nằm trên trục đường Láng Hạ với dân cư đông đúc, hoạt động kinh doanh sôi động nhưng chi nhánh lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều các ngân hàng khác. Với áp lực cạnh tranh như vậy nhưng với khả năng nắm bắt thông tin về khách hàng, về thị trường của chi nhánh chưa cao, sản phẩm của ngân hàng chưa tạo ra sự khác biệt lớn, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng, do đó ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng.

-Thứ ba là do công tác thu thập thông tin tín dụng của khách hàng. Thông tin về khách hàng vay vốn có rất nhiều nguồn như: từ chính khách hàng cung cấp, thông tin trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ bạn hàng của khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh, từ thông tin ngân hàng lưu trữ về khách hàng, thông tin từ các ngân hàng mà khách hàng giao dịch. Trong nhiều trường hợp do thiếu thông tin hay thông tin không chính xác dẫn đến ngân hàng nhận định sai lầm về khách hàng, rủi ro xảy ra đối với ngân hàng là không thể tránh khỏi nhất là trong điều kiện ở nước ta hiện nay khi mà thông tin khách hàng cung cấp thường không đảm bảo bởi công tác kiểm tra, kiểm toán doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mực.

Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Nguyên nhân chính, chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn của chi nhánh Đông Đô là do chủ quan của khách hàng.

- Thứ nhất là do rủi ro đạo đức của khách hàng hay do khách hàng chủ tâm lừa đảo hòng chiếm dụng vốn của ngân hàng ngay từ đầu. Với những thủ đoạn tinh vi như: khách hàng cố tình làm giả mạo chứng từ, chữ ký, làm con dấu giả, cung cấp các báo cáo tài chính sai, cung cấp các hợp đồng kinh tế, lập phương án kinh doanh giả mạo. Khách hàng còn cấu kết với cán bộ tín dụng để lừa đảo ngân hàng. Ngân hàng sẽ khó tránh khỏi rủi ro khi khách hàng chủ tâm lừa đảo từ trước. Rủi ro đạo đức của khách hàng còn phát sinh sau khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Việc ngân hàng xác định thời hạn trả nợ của khách hàng dài hơn so với chu kỳ luân chuyển vốn của khách hàng sẽ dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và khả năng khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng khi đến hạn rất dễ xảy ra. Điều này dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Thứ hai là do năng lực của người đi vay kém.

Năng lực của người đi vay yếu kém dẫn đến kết quả là hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không thực hiện được các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng đối với ngân hàng. Năng lực của người đi vay yếu kém thể hiện ở trình độ quản lý, khả năng phân tích phán đoán của đội ngũ các nhà quản trị trong tổ chức không tốt; thể hiện ở các nguồn lực hiện có của người đi vay không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cả về tài chính, công nghệ, nhân sự…, thể hiện ở sự yếu kém trong việc sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có trong đơn vị… Như vậy ngân hàng sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu không đánh giá đúng được khách hàng của mình cả về tư cách đạo đức lẫn trình độ, năng lực kinh doanh.

Ba là do doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu hồi được vốn hay các khoản phải thu của khách hàng lớn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong kinh doanh do hiện tượng mua bán chịu gây ra. Trong một xã hội đầy rẫy sự cạnh tranh như ngày nay, để có thể tiêu thụ được hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng thì đòi hỏi các nhà cung cấp phải bán chịu hàng hóa cho người mua. Nếu khách hàng thực hiện chính sách bán hàng chặt thì rất dễ mất khách hàng của mình. Hơn nữa, một số công ty đã giao hàng cho khách

hàng nhưng tình hình tài chính của đối tác đột ngột khó khăn dẫn đến không trả được tiền hàng cho công ty. Do vậy công ty không thể hoàn trả khoản nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn.

Ngoài những nguyên nhân chính phát sinh nợ quá hạn từ chính bản thân ngân hàng và khách hàng, rủi ro tín dụng còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như: do môi trường kinh tế chưa ổn định; do môi trường pháp lý không thuận lợi…

Do môi trường kinh tế Việt Nam chưa thật sự ổn định:

Từ sau Đại hôi Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam chính thức chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Điều này đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế xã hội Việt Nam tuy nhiên nó cũng bộc lộ không ít hạn chế biểu hiện một nền kinh tế kém phát triển, khả năng cạnh tranh, trình độ quản lý điều hành của nước ta còn thấp, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sau hiệp định AFTA là hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế và như vậy nền kinh tế nước ta buộc phải thích ứng với những đòi hỏi ngày càng cao hơn để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Việc hội nhập kinh tế vừa tạo ra những cơ hội đồng thời cũng tạo ra không ít những khó khăn, thách thức ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ của các doanh nghiệp mà còn đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Trong những tháng đầu năm 2008 vừa qua, chỉ số lạm phát nước ta lên đến 2 con số. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô tín dụng không chỉ ở chi nhánh Đông Đô mà còn ở toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Thực hiện theo chính sách thắt chặt tiền tệ quốc gia để kiềm chế lạm phát, bên cạnh việc ồ ạt tăng lãi suất huy động tiền gửi, các ngân hàng còn cắt giảm việc cho vay, cung ứng vốn cho nền kinh tế. Điều này trực tiếp làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của chi nhánh. Giá xăng dầu tăng mạnh làm trực tiếp ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất; nếu các doanh nghiệp không tăng giá bán hay không sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực

thì rất dễ bị thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, tình trạng này kéo dài thì khả năng phá sản là điều khó tránh khỏi.

Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi:

Môi trường pháp lý chính là chuẩn mực cho mọi hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức chịu tác động bởi môi trường đó. Ngày nay, hệ thống văn bản pháp lý vận hành chưa đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa các quy định còn nhiều sơ hở, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lợi dụng những kẽ hở để lách luật, gây thất thoát vốn cho ngân hàng.

Hiện nay rào cản lớn nhất đối với ngân hàng trong việc cấp tín dụng là vấn đề về tài sản đảm bảo. Theo Nghị định về đảm bảo tiền vay thì khách hàng vay vốn tại ngân hàng phải có tài sản đảm bảo có nguồn gốc xác định, chẳng hạn như nếu tài sản thế chấp là đất đai thì phải có sổ đỏ chính chủ…Theo quy luật thì khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết khi đến hạn, ngân hàng được quyền bán đấu giá, phát mại tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngân hàng bị khách hàng khiếu kiện thì rất phiền hà đối với chi nhánh, tốn kém thời gian và chi phí, gây tổn thất cho ngân hàng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, những thay đổi trong môi trường tự nhiên như: hạn hán, bão lũ, dịch bệnh… cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề nhất là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thiên nhiên như ngành nông nghiệp, khai khoáng..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô (Trang 53 - 60)