Hiệu quả kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 46 - 48)

y tế nông thôn:

2.3.2 Hiệu quả kinh tế-xã hội

Cả nước hiện có 13.439 cơ sở khám chữa bệnh công, 75 khu điều dưỡng, trên 1.000 phòng khám đa khoa và hộ sinh khu vực. Chỉ số giường bệnh tính trên 1 vạn dân năm 1954 là 1,2 giường cho 10 vạn dân thì nay là 19,3 giường (nếu tính cả trạm y tế xã là 27 giường). Hệ thống y tế tư nhân có gần 20.000 cơ sở, trên 14.000 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y dược cổ truyền.

Mặc dù nguồn vốn đầu tư cho tuyến huyện còn thấp so với nhu cầu tối thiểu; nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; nhiều bệnh viện huyện được đầu tư cải tạo, nâng cấp; trang thiết bị được đầu tư theo danh mục do Bộ y tế quy định phù hợp với quy mô; năng lực của các cán bộ được nâng cao đáp ứng việc đưa dịch vụ y tế có

chất lượng về gần nhân dân và giải quyết được những kĩ thuật cơ bản theo phân tuyến, quá tải do các bệnh viện tuyến trên bước đầu đã được cải thiện. Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 27,5 giường. Hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được củng có và phát triển: 100% số xã đã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 81,9% số thôn bản có cán bộ y tế, khoảng 10% số xã đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của trạm y tế xã ngày càng được nâng cao. Việc thực hiện khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế và người nghèo tại xã, các chương trình y tế tại xộng đồng có hiệu quả đã góp phần đưa dịch vụ y tế về gần nhân dân hơn.Tuổi thọ trung bình tăng từ 65 tuổi năm 1998 lên 72,8 tuổi năm 2009. 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em được đẩy lùi, trong đó nước ta chủ động sản xuất nhiều loại vaccine mà trước kia đều phải nhập.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh xuống còn 0,2 ‰, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ước thực hiện 18,9 %, 27 giường bệnh/ 1 vạn dân và tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 75%. Trong 15 chỉ tiêu sức khỏe và dịch vụ Y tế được Chính phủ giao cho ngành trong năm 2009, Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt để đạt và vượt kế hoạch tất cả các chỉ tiêu được giao này: chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên 72,8 tuổi, tỷ lệ 7 bác sỹ/ 10.000 dân, 95,7% số xã có bác sỹ,…

Cơ sở vật chất của các trung tâm y tế, bệnh viện huyện, trạm y tế xã được xây dựng, cải tạo, nâng cấp; trang thiết bị được đầu tư phù hợp với năng lực sản xuất chuyên môn các bộ và nhu cầu sử dụng. Nhân viên y tế thôn bản được đào tạo và cung cấp các dụng cụ để hoạt động; người dân ở nông thôn có điều kiện tiếp cận các dịch vụ kĩ thuật y tế có chất lượng ngay tại cơ sở. Nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, các loại dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; đã khống chế thành công dịch SARS, cúm A (H5N1), cúm A (H1N1). Các chỉ tiêu về sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt và tốt hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Nước ta đứng vào hàng các nước có thành tựu nổi bật về y tế so với tổng thu nhập quốc dân; chỉ số phát triển con người của Việt Nam không ngừng tăng lên. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đạt 72,8 tuổi. Năm 2009, ngành y tế lần đầu hoàn thành xuất sắc 4/4 chỉ tiêu Quốc hội giao và 15/15 chỉ tiêu của ngành. Một số chỉ tiêu thiên niên kỷ, đạt và vượt trước thời hạn từ hai đến năm năm.

Hệ thống y tế dự phòng từ trung ương đến địa phương được củng cố về tổ chức cũng như nâng cấp trạm y tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp

bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các bệnh dịch trong thời gian qua diễn diến hết sức nguy hiểm, nhưng Ngành y tế đã chủ động triể khai công tác phòng chống dịch; phối hợp với các chính quyền địa phương và đoàn thể trong công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục nhân dân đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, phong trào xây dựng làng văn hóa sức khỏe; triển khai hiệu quả công tác giám sát dịch. Kết quả là nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được dập tắt, hạn chế các bệnh trong nhân dân.

Hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng và khám, chữa bệnh cơ bản; phát hiện sớm, giải quyết được các bệnh tật; hạn chế chuyển tuyến điều trị, làm giảm quá tải ở các cơ sở y tế tuyến trên, tránh lãng phí cho xã hội.

Sau khi được cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế ở vùng nông thôn sẽ có điều kiện triển khai tốt hoạt động khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, sẽ đảm bảo được một phần kinh phí duy trì các hoạt động và chi phí cho duy tu, bảo dưỡng.

Góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu y tế, giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao tuổi thọ và phát triển giống nòi. Thực hiện tốt chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cấp sức khỏe nhân dân trong tình hình mới..

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w