Tăng chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 65 - 67)

y tế nông thôn:

3.2.9Tăng chất lượng nguồn nhân lực

Trong mọi công việc, nhân tố con người là nhân tố quyết định mọi hoạt động. vì vậy, khi Việt Nam gia nhập vào WTO đòi hỏi cán bộ, công chức trong vụ phải đổi mới trong nếp nghĩ, sáng tạo trong công việc và làm việc hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ngoài các yêu cầu đòi hỏi về chuyên môn, Các bộ cần đáp ứng thêm các kiến thức cơ bản về thị trường, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, kĩ thuật, công nghệ, kinh nghiệm hoạt động thực tế, khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính và ngoại ngữ… đồng thời phải có tầm nhìn chiến lược, nắm bắt được đường lối của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới, nắm vững các vấn đề liên quan tới Văn hóa- Xã hội và môi trường… Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; xây dựng một số trung tâm đào tạo cán bộ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tăng cường đào tạo cán bộ y tế theo hình thức cử tuyển cho miền núi và đồng bằng sông Cửu Long; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý y tế, nhất là cán bộ quản lý bệnh viện. Coi trọng việc đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài về y tế. Mở rộng việc đưa cán bộ có trình độ cao đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí nhà nước, khuyến khích du học tự túc theo các chuyên ngành đang có nhu cầu.

Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lí đối với cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người thầy thuốc tương đương như với người thầy giáo. Có chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với những người công tác tại trạm y tế xã. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ; khuyến khích thầy thuốc về công tác ở miền núi,

vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ở địa phương và cơ sở. Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên y tế, chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực tại các cơ sở y tế.

Cần thực hiện thật tốt những cơ chế, chính sách đã có, như khuyến khích trí thức trẻ về cơ sở (đặc biệt đối với 61 huyện nghèo; các xã biên giới, hải đảo); đào tạo cử tuyển; đào tạo theo yêu cầu; kết hợp quân - dân y; đổi mới cơ chế kinh tế y tế; thực hiện các luật mới về BHYT, khám, chữa bệnh, tổ chức quản lý y tế theo ngành (trong đó, đặc biệt phần liên quan, gắn kết với y tế cơ sở).

Để "tập trung khai thác, vận hành thật tốt những cơ chế, chính sách đã có" địa phương giữ vai trò rất quan trọng. Thí dụ, việc thu hút, khuyến khích trí thức trẻ về cơ sở, luôn bao hàm cả vật chất và tinh thần. Phần chính sách của Trung ương mới đáp ứng được một phần cơ bản về quy định được mặt vật chất (tiền lương, phụ cấp,...). Địa phương cần phải đóng vai trò chủ yếu đáp ứng nhu cầu tinh thần. Một thái độ cởi mở, ân cần, chắc chắn hiệu lực hơn rất nhiều so với tăng khuyến khích vật chất mà không có những khuyến khích tinh thần đó. Thêm nữa, nhiều việc là sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần và vật chất như: giúp đỡ nơi ở, thu xếp việc làm cho vợ hoặc chồng đi cùng, nơi học hành của con trẻ, v.v. Về chính sách đào tạo cử tuyển, cần thực hiện sao cho đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng.

Thích hợp với mô hình nền kinh tế nhiều thành phần, xã hội hóa hoạt động y tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Giải quyết vấn đề nhân lực y tế tuyến cơ sở luôn cần được quan tâm, kết hợp công lập và ngoài công lập. Quan niệm công lập như "phần cứng", chăm lo sự bình đẳng, đồng đều; thì ngoài công lập chính là "phần mềm", rất linh hoạt, tạo nên sự phong phú, đa dạng của các địa phương. Công lập luôn bị những giới hạn đang còn khá chật chội của ngân sách quốc gia nghèo; song ngoài công lập, chỉ tùy thuộc năng lực vận động, tổ chức, quản lý của mỗi địa phương, có thể phát triển hầu như vô hạn, luôn thích hợp cung cầu. Do vậy, cùng với xây dựng và phát triển nguồn nhân lực y tế công lập, rất nên coi trọng hơn nữa xây dựng và phát triển nguồn nhân lực y tế ngoài công lập. Trong các báo cáo hoạt động y tế thường quy tháng, quý, năm; báo cáo hoạt động của các chương trình y tế trọng điểm quốc gia, cùng với phần hoạt động của y tế công lập, cần có "chỉ tiêu thi đua" giữa các tỉnh về hoạt động của y tế ngoài công lập.

Thông tin có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lí kiểm tra, theo dõi và giám sát. Tình hình thế giới hiện nay đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng và Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng này. Nếu thông tin tốt thì việc quản lí hoạt động đầu tư sẽ diễn ra sát sao, chặt chẽ hơn để kịp thời chấn chỉnh và sửa đổi các hoạt động có liên quan. Ngược lại, nếu thông tin không đầy đủ, chính xác thì dẫn đến việc các dự án đưa vào hoạt động kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí và có ảnh hưởng xấu tới tiến độ cũng như tới chất lượng của các mạng lưới y tế cơ sở.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển mạng lưới y tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 65 - 67)