XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP

Một phần của tài liệu tiểu luận xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo qua thị trường châu phi (Trang 25 - 26)

3.1 Một số chiến lược thâm nhập phù hợp

Chiến lược xâm nhập thị trường liên quan đến thời gian khi tiến vào một thị trường. Về cơ bản có 3 chiến lược thâm nhập thị trường đó là: là người đầu tiên trên thị trường; là một trong những người xâm nhập sớm; là người đến sau.

3.2 Chiến lược thâm nhập thị trường của Doanh Nghiệp.

Đối với mặt hàng gạo, đã trải qua thời gian dài, các công ty và doanh nghiệp Việt Nam xuất sang thị trường này nên ta sử dụng chiến lượt là người đến sau.

Chiến lược xâm nhập-theo sau (Laggard-Entry Strategy)

Chiến lược xâm nhập theo sau là chiến lược tiến vào thị trường theo sau đuôi của giai đoạn phát triển hoặc trong giai đoạn bão hoà của thị trường. Có hai dạng xâm nhập theo sau, đó là : xâm nhập như là người bắt chước hoặc như là người khởi xướng. Xâm nhập bắt chước là nhà xâm nhập tung sản phẩm có những đặc tính giống như sản phẩm đã có trước đó. Còn xâm nhập khởi xướng là việc đổi mới, biến sản phẩm thành một sản phẩm hoàn toàn mới vào thị trường. Xâm nhập theo kiểu bắt chước thường không tồn tại được lâu. Xâm nhập khởi xướng có rất nhiều lợi ích vốn có, tạo ra khả năng lợi nhuận lớn khi theo đuổi chiến lược này. Những lợi ích đó là: sự sẵn có của khoa học công nghệ mới nhất, khả năng giành được những điều kiện tốt

HVTH Huỳnh Tuấn Cường Trang 26 hơn cho các nhà cung cấp và khách hàng, khả năng mời chào với mức giá thấp…Chính vì thế, mặc dù không có những kỹ năng hàng đầu nhưng chiến lược xâm nhập khởi xường có thể mang lại nhiều thành công.

3.3 Các phương thức thâm nhập thị trường

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam không ngừng gia tăng về sản lượng. Luôn đứng hàng thứ nhất, nhì trên thế giới nhưng giá trị mang lại không cao do: mặt hàng của chúng ta khó cạnh tranh về giá do chất lượng chưa ổn định, đồng thời chi phí cũng tăng cao do xuất khẩu qua các khâu trung gian. Sản phẩm không đến được trực tiếp người tiêu dùng, từ đó việc xây dựng thương hiệu cũng khó khăn. Vì người tiêu dùng tiêu thụ gạo nhưng có thể không biết nguồn gốc do mua gián tiếp qua khâu trung gian từ các công ty nước ngoài. Thấy được những khó khăn đó nên công ty quyết định xây dựng mối quan hệ trực với nước sở tại thông qua các cơ quan đại sứ quán, cơ quan thương mại của nước ta ở quốc gia này. Với uy tín và lòng tin của nhau trong mối quan hệ từ những năm qua, ta sẽ ký kết các hợp đồng trực tiếp với cơ quan thương mại và với các nhà phân phối mà không thông qua khâu trung gian.

Điểm mạnh cơ bản nhất của xuất khẩu trực tiếp là khả năng tăng lợi nhuận, chủ động tham gia vào quá trình phân phối, thiết lập được những mối liên hệ trực tiếp với khách hàng và thị trường, do đó nắm bắt được những biến động và thích ứng. Tuy nhiên, các rủi ro cũng nhiều hơn và có thể đòi hỏi đầu tư lớn hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo qua thị trường châu phi (Trang 25 - 26)