Mất cân đối lớn giữa nhu cầu đầu t và khả năng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt nam giai đoạn 2001-2010 (Trang 72 - 73)

III. Đánh giá chung về những tác động của đầu t tới sự phát triển kết cấu hạ

2. Một số tồn tại trong hoạt động đầu t KCHTGTVT làm ảnh hởng tới sự phát

2.1. Mất cân đối lớn giữa nhu cầu đầu t và khả năng nguồn vốn

Thực trạng hoạt động đầu t kết cấu hạ tầng giao thông ở nớc ta hiện nay đã chứng tỏ rằng có mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu t ngày càng lớn với khả năng cung ứng vốn hạn hẹp của nền kinh tế. Hoạt động đầu t quá lệ thuộc vào vốn ngân sách, mà nguồn ngân sách phân bổ cho giao thông quá hạn hẹp. Nhiều dự án bị đình hoãn do không bố trí đợc vốn và không khởi công đợc dự án mới. Tính đến đầu năm 2004 còn 168 dự án nhóm B, C đang thi công dở dang từ các năm trớc chuyển sang, với tổng mức đầu t 6750 tỷ đồng, vốn đã có đến hết năm 2003 là 1970 tỷ đồng, còn thiếu 4780 tỷ đồng, nhng do nguồn thu ngân sách có hạn nên không có khả năng bố trí đợc.

Đối với các dự án ODA luôn ở trong tình trạng thiếu vốn đối ứng. Kế hoạch năm 2004 đã bố trí đủ vốn 1231,8 tỷ đồng, riêng năm 2003 yêu cầu vốn đối ứng 1455 tỷ đồng, đã bố trí kế hoạch năm 2003 là 600 tỷ đồng, còn thiếu 855 tỷ đồng. Thủ tớng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính ứng trớc 570 tỷ đồng nhng đến nay vẫn cha có nguồn xử lý.

Những dự án sử dụng vốn tín dụng (bao gồm cả ODA) thì không có khả năng trả nợ. Hiện tại, nợ đọng trong xây dựng cơ bản của ngành giao thông còn rất lớn, trung ơng nợ các công trình giao thông hơn 800 tỷ đồng, địa phơng nợ 1819 tỷ đồng, trong đó 1210 tỷ đồng đã đợc nghiệm thu. Vốn trả nợ tín dụng đầu t phát triển theo kế hoạch năm 2003 yêu cầu 350 tỷ đồng, đã bố trí đợc 200 tỷ đồng, nhu cầu năm 2004 là 400 tỷ đồng, đã bố trí 280 tỷ đồng; tính đến nay còn thiếu 270 tỷ đồng cha có nguồn cân đối.

Đối với các dự án BOT, BT nhu cầu vốn lớn nhng năng lực tài chính của các doanh nghiệp lại có hạn nên tình hình triển khai rất khó khăn. Các doanh nghiệp đều xin giảm vốn tự có xuống dới 30% và tăng tỷ lệ vốn Ngân sách lên trên 50%. Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai 22 dự án BOT. Đến nay đã xây dựng 6 dự án, mức vốn đầu t ban đầu là 2406 tỷ đồng, 16 dự án khác ớc khoảng 34.403 tỷ đồng. Trong 6 dự án đã triển khai, cầu Yên Lệnh và cầu Rạch Miễu có sự tham gia vốn từ ngân sách nhà nớc. Nhng bố trí vốn không đáp ứng tiến độ, bao gồm cả ngân sách Trung ơng và ngân sách đóng góp của các địa phơng.

Nhìn chung, các nguồn vốn huy động đều không đáp ứng đợc nhu cầu đầu t xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông về cả số lợng lẫn tiến độ cấp vốn. Vì vậy mà nhiều công trình không đảm bảo tiến độ thi công, chất lợng không đạt tiêu chuẩn, kết cấu hạ tầng giao thông không phát huy đợc hết công suất làm lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc. Thực trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn nếu không có biện pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt nam giai đoạn 2001-2010 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w