Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số đề xuất để VN phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả (Trang 33 - 38)

điều chỉnh tại Việt Nam

2.1. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam

Vấn đề thiết lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam mới đợc chính thức đa ra vào năm 1990 kể từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng. Ngày 16/11/1999, chính phủ đã ban hành Nghị định số 164/1999/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam nhằm nâng cao chất lợng của bảng cán cân thanh toán. Nghị định này qui định về việc lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Nó cũng chính là cơ sở pháp lý trong việc phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành liên quan đến việc cung cấp số liệu. Trên cơ sở Nghị định 164/1999/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam (NHNN) đã ra Thông t 05/2000/TT-NHNN ngày 28/3/2000 hớng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời, NHNN cũng ban hành các mẫu biểu báo cáo cho các Bộ, các Ngành có liên quan nhằm thu thập đ- ợc các thông tin theo đúng yêu cầu của lập cán cân thanh toán.

2.1.2. Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Theo Nghị định 164, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện hành đợc biên lập theo mẫu của IMF nhng có điều chỉnh một số mục cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cụ thể, cán cân thanh toán của Việt Nam bao gồm các hạng mục chính sau:

Cán cân vãng lai là tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa ngời c trú và ngời không c trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của ngời lao động, thu nhập từ đầu t trực tiếp nớc ngoài, thu nhập từ đầu t vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nớc ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.

• Cán cân vốn và tài chính:

Cán cân vốn và tài chính là tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa ngời c trú với ngời không c trú về vốn từ nớc ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nớc ngoài thuộc lĩnh vực đầu t trực tiếp, đầu t vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nớc ngoài, cho vay và thu hồi nợ nớc ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu t khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc làm giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.

• Lỗi và sai sót: do chênh lệch thống kê

• Cán cân tổng thể : là tổng hợp của cán cân vãng lai và cán cân vốn tài chính. • Nguồn bù đắp :

Phần này đợc tổng hợp trên cơ sở những thay đổi trong tài sản có ngoại tệ ròng, thay đổi về nợ quá hạn và các nguồn tài trợ khác.

Nhng về các hạng mục chi tiết, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp và do khó khăn trong thu thập số liệu thống kê nên nội dung của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đơn giản hơn rất nhiều so với các nớc phát triển (xem phụ lục 2).

2.1.3. Nguyên tắc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Cán cân thanh toán của Việt Nam đợc biên lập dựa trên những nguyên tắc sau đây:

+ Cán cân thanh toán đợc lập trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa ngời c trú và ngời không c trú.

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong cán cân thanh toán do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định. Hiện tại, cán cân thanh toán quốc tế đợc lập theo đơn vị tiền tệ là đô la Mỹ (USD).

+ Số liệu về các giao dịch kinh tế dợc thống kê tại thời điểm hạch toán vào sổ sách kế toán khi có sự thay đổi hợp pháp về quyền sở hữu.

+ Giá trị của các giao dịch kinh tế đợc tính theo giá thị trờng. Tức là các giao dịch kinh tế đợc tính theo giá thực tế đã đợc thoả thuận giữa ngời c trú và ngời không c trú.

+ Giá trị các giao dịch kinh tế phát sinh bằng đồng Việt Nam đợc qui định đổi ra đô la Mỹ theo tỷ giá nh quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hớng dẫn quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp.

Giá trị các giao dịch kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ không phải là đô la Mỹ đợc quy đổi ra đồng Việt Nam, sau đó quy đổi ra đô la Mỹ theo tỷ giá nh quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

2.1.4. Trách nhiệm của các Bộ, Ngành trong việc biên lập cán cân thanh toán

ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nớc là ngời chủ trì, là ngời lập cán cân thanh toán quốc tế vì nó là cơ quan quản lý các Ngân hàng Thơng mại, đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách ngoại hối nên có thể tiếp cận tốt nhất các nguồn số liệu liên quan đến cán cân thanh toán. Điều này đã đợc ghi rõ trong Pháp lệnh Ngân hàng và Nghị định 164/1999/NĐ-CP. Ngoài ra, trong Nghị định 164 đã qui định rất rõ trách nhiệm của các Bộ và các Ngành trong việc cung cấp các thông tin, số liệu dự báo và số liệu thực tế về các giao dịch kinh tế giữa ngời c trú và ngời không c trú và những số liệu có liên quan khác cho NHNN.Trách nhiệm của các Bộ, các Ngành liên quan đã đợc NHNN cụ thể hoá thông qua trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu theo các mẫu biểu quy định trong Thông t hớng dẫn 05/2000/TT- NHNN.

Cán cân thanh toán quốc tế có liên quan đến hoạt động kinh tế - tài chính của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu thiếu sự quan tâm hoặc phân tích không chuẩn xác sẽ có ảnh hởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất nớc. Do vậy, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán để từ đó đề xuất các chính sách, biện pháp điều chỉnh là công việc thờng xuyên, cần thiết và rất quan trọng. Theo Nghị định 164, việc lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đợc giao cho

NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu t, Bộ Tài chính, Bộ Thơng mại, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.

2.1.5. Tình hình thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam

Năm 1990, Việt Nam chính thức bắt đầu thiết lập cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam đã gặp phải một số khó khăn do sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trờng. Hầu hết các số liệu thu thập trong thời kỳ kế hoạch hoá không phù hợp với mục đích của lập cán cân thanh toán. Thực tế yêu cầu các nguồn số liệu phải theo tiêu chuẩn quốc tế nh Thống kê thơng mại quốc tế (ITS), Hệ thống báo cáo giao dịch quốc tế, Bản điều tra doanh nghiệp, thu nhập từ các hộ gia đình. Chính vì vậy, Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong việc thu thập số liệu một cách đầy đủ.

Từ năm 1993 đến nay, NHNN Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải tiến phơng pháp thu thập số liệu để thực hiện tốt nhiệm vụ lập và theo dõi tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. NHNN đã đa ra một hệ thống mẫu biểu để các tổ chức tín dụng báo cáo về các giao dịch đối ngoại của các khác hàng mở tài khoản tại hệ thống ngân hàng nh báo cáo về thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, thanh toán phi mậu dịch và chuyển tiền, báo cáo tình hình vay và trả nợ n- ớc ngoài...Qua các mẫu biểu báo cáo này, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng đợc phép kinh doanh ngoại hối trên toàn quốc báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý cho NHNN qua mạng vi tính của hệ thống ngân hàng hay bằng văn bản. Bên cạnh đó, NHNN còn thu thập các số liệu liên quan đến cán cân thanh toán quốc tế từ các Bộ, các Ngành khác theo các mẫu biểu đã quy định. Do có sự phối hợp giữa NHNN với các Bộ, các Ngành cùng với sự biến đổi về chất trong nguồn số liệu thu thập nên bảng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ngày càng đợc nâng cao về mặt chất lợng. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập làm ảnh hởng tới độ chính xác, kịp thời trong thống kê cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

2.2. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh của Việt Nam Việt Nam

Theo bảng số liệu thống kê cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam do IMF công bố (phụ lục 1), chúng ta nhận thấy trong giai đoạn từ năm 1990-1998, cán cân vãng lai của Việt Nam luôn bị thiếu hụt. Cán cân vốn và tài chính đã không đủ để bù đắp cho thiếu hụt cán cân vãng lai. Kết quả là cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đã rơi vào tình trạng thâm hụt kéo dài. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã phải sử dụng đến những biện pháp tài trợ nh xin giãn nợ và giảm nợ. Chính điều này đã làm giảm uy tín của Việt Nam trên thị trờng tài chính quốc tế. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, mặc dù trong điều kiện nớc ta luôn thiếu vốn, tiết kiệm trong nớc không đủ đáp ứng nhu cầu đầu t nhng đã kiểm soát và làm giảm đợc thâm hụt cán cân vãng lai, đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu t nớc ngoài, tăng cờng dự trữ ngoại tệ. Kết quả là cán cân vãng lai tuy còn thâm hụt nhng cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam đã thặng d. Theo đó, vị thế tài chính đối ngoại của nớc ta trên trờng quốc tế ngày càng đợc nâng cao.

2.2.1. Cán cân vãng lai

Từ năm 1990 trở lại đây, Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trờng, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng mở rộng và các giao dịch kinh tế quốc tế đã tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy cán cân vãng lai của Việt Nam luôn bị thiếu hụt trong nhiều năm liền nhng hiện nay mức thâm hụt của nó có thể tài trợ đợc và đang có xu hớng đợc cải thiện.

Bảng 3: Tài khoản vãng lai của Việt Nam tính theo % GDP

(% GDP)

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001-3,17 -1,49 -0,08 -10,6 -7,34 -8,99 -9,92 -5,93 -3,84 4,53 2,96 1,56 -3,17 -1,49 -0,08 -10,6 -7,34 -8,99 -9,92 -5,93 -3,84 4,53 2,96 1,56

Nguồn: rút ra từ phụ lục 1

Bảng 3 cho thấy rằng, từ năm 1990 thiếu hụt cán cân vãng lai của Việt Nam (tính theo % GDP) giảm mạnh và đến năm 1992 thì gần nh là cân bằng. Điều đó là do nguồn tài trợ truyền thống từ Hội đồng hỗ trợ kinh tế chung (CMEA), đặc biệt là từ Liên Xô cũ đã cạn kiệt. Từ năm 1993, Việt Nam nhận đợc các nguồn tài trợ từ nhiều nớc khác, kết quả là thiếu hụt cán cân vãng lai tăng vọt lên chiếm tới 10,6 %

GDP. Ba năm tiếp theo thiếu hụt cán cân vãng lai dao động trong khoảng từ 7- 10 % GDP. Sở dĩ giai đoạn này có sự thâm hụt cán cân vãng lai lớn nh vậy là do đây là thời kỳ luồng vốn đầu t trực tiếp (FDI) vào Việt Nam tăng trởng rất nhanh, các chi tiêu của FDI vào nhập khẩu máy móc thiết bị cũng không ngừng tăng lên. Trong những năm 1997-1998, thâm hụt cán cân vãng lai thu hẹp và trở nên thặng d vào năm 1999. Lý do là chính phủ đã nỗ lực kiểm soát hàng nhập khẩu. Thêm nữa, khủng hoảng khu vực (và sự yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam) đã ảnh hởng tiêu cực lên nguồn thu FDI của Việt Nam, cả số dự án mới lẫn số chi tiêu của những dự án đợc cấp phép hoạt động đã giảm mạnh sau năm 1998. Do đó, thiết bị và máy móc nhập khẩu có liên quan tới FDI cũng giảm. Trong năm 1999, việc khôi phục các nền kinh tế khu vực dẫn đến việc tăng nhu cầu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Cũng trong năm 1999, lần đầu tiên, với tỷ lệ tăng trởng của hàng nhập khẩu thấp, cán cân vãng lai đã chuyển sang trạng thái thặng d. Trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu và kết quả là thặng d cán cân vãng lai dần dần bị thu hẹp. Đến năm 2003, thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam chiếm khoảng 3% GDP so với việc đã thặng d trong năm 2001 do sự tăng trởng khá mạnh của nhập khẩu lớn hơn so với xuất khẩu và luồng vốn FDI vào Việt Nam đang dần đợc phục hồi.

Một phần của tài liệu Một số đề xuất để VN phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w