Các biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu (chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá)

Một phần của tài liệu Một số đề xuất để VN phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả (Trang 74 - 80)

- Tình hình ngân sách: đối với các quốc gia đang phát triển, những mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai, giữa khả năng thanh toán của

3.2.5. Các biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu (chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá)

Ngoài những biện pháp kiểm soát trực tiếp, để điều chỉnh cán cân thanh toán, các chính phủ còn có thể sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô nh các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ liên quan đến cung tiền của NHTƯ của một nớc và chính sách tài khoá liên quan đến những thay đổi trong chi tiêu Chính phủ và thuế quan.Việc sử dụng hai chính sách này vẫn đảm bảo đợc cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Tuy nhiên, để có thể phát huy một cách có hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô cho việc thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế, yêu cầu phải có thị trờng tài chính và đặc biệt là phải tự do hoá về tài chính.

Theo quan điểm của Mundell, trong điều kiện tự do hoá thơng mại và tài chính với chế độ tỷ giá cố định, cân đối bên trong và bên ngoài có thể đạt đợc thông qua chính sách tiền tệ và tài khoá hợp lý. Nh vậy là chính sách tài khoá đợc phân cho mục tiêu cân đối bên trong và chính sách tiền tệ đợc phân cho mục tiêu cân đối bên ngoài (vì chính sách tiền tệ có lợi thế tơng đối trong thực hiện cân đối bên ngoài và chính sách tài khoá có lợi thế tơng đối trong thực hiện cân đối bên trong). Trên cơ sở đó, Mundell đã đa ra một số gợi ý chính sách điều chỉnh nh sau:

Chính sách tiền tệ và tài khoá nhằm thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài

Trạng thái nền kinh tế Chính sách tiền tệ Chính sách tài khoá Thất nghiệp và thặng d Lạm phát và thặng d Lạm phát và thâm hụt Thất nghiệp và thâm hụt Mở rộng Mở rộng Thắt chặt Thắt chặt Mở rộng Thắt chặt Thắt chặt Mở rộng

NHTƯ điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ điều chỉnh nh: nghiệp vụ thị trờng mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu... Chính phủ điều hành chính sách tài khoá thông qua biện pháp tăng hoặc giảm chi tiêu của chính phủ và thuế.

Khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là tăng cung tiền bằng cách mua vào các trái phiếu trên thị trờng mở, dẫn đến giá trái phiếu tăng và mức lãi

suất giảm; lãi suất giảm kích thích đầu t tăng; đầu t tăng làm tăng thu nhập quốc dân; thu nhập quốc dân tăng làm tăng nhập khẩu. Nh vậy, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm cho cán cân thanh toán xấu đi.

Ngợc lại, khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tức là giảm cung tiền bằng cách bán ra các trái phiếu trên thị trờng mở, dẫn đến giá trái phiếu giảm và mức lãi suất tăng: lãi suất tăng kìm hãm đầu t; đầu t giảm làm giảm thu nhập quốc dân; thu nhập quốc dân giảm làm giảm nhập khẩu. Nh vậy, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho cán cân thanh toán đợc cải thiện.

Còn khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng tức là tăng chi tiêu của chính phủ bằng cách bán ra trái phiếu trên thị trờng mở, dẫn đến tăng thu nhập thông qua thừa số chi tiêu của chính phủ .Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộng cũng không hẳn làm cho cán cân thanh toán xấu đi. Do chính phủ bán trái phiếu ra nên giá trị trái phiếu giảm và lãi suất tăng; lãi suất tăng dẫn đến giảm đầu t; điều này phần nào làm giảm đi hiệu ứng tăng thu nhập thông qua thừa số chi tiêu của chính phủ; đồng thời lãi suất tăng sẽ kích thích luồng vốn chảy vào làm cho cán cân thanh toán đợc cải thiện. Tơng tự, khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt cũng vậy, nó không hẳn làm cho cán cân thanh toán đợc cải thiện. Do việc khó xác định đợc chính xác ảnh hởng của chính sách tài khoá lên cán cân thanh toán cho nên tuỳ thuộc vào từng thời kỳ cụ thể mà các nớc cần có sự kết hài hoà giữa các chính sách tài khoá và tiền tệ.

Đối với tình hình Việt Nam hiện nay, các chính sách tiền tệ và tài khoá cần phải đảm bảo cả mục tiêu cân đối bên trong và mục tiêu cân đối bên ngoài. Do đó, Chính phủ có thể áp dụng các chính sách cụ thể nh sau:

Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là mở rộng tiền tệ.Việc tăng cung tiền sẽ đợc thực hiện chủ yếu thông qua tăng dự trữ quốc tế (do cán cân thanh toán thặng d) và tăng số nhân tiền bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kết hợp với giảm lãi suất để duy trì cung tiền bằng với cầu tiền. Cụ thể:

+ Tăng dự trữ quốc tế phù hợp với yêu cầu tăng nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời có tác dụng hạn chế việc tăng giá đồng Việt Nam khi thu hút vốn nớc ngoài vào và hạn chế đợc tốc độ tăng lạm phát.

+ Giảm lãi suất để hạn chế thu hút vốn ngắn hạn và tăng vốn đầu t trong nớc.

+ Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là giảm thuế đánh vào hệ thống ngân hàng, có tác dụng giảm lãi suất nội địa và giảm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi với lãi suất cho vay. Do đó, nó đảm bảo vừa tăng đợc đầu t vừa khuyến khích đợc tiết kiệm trong nớc.

Chính sách tài khoá mở rộng hiện nay là: giảm thuế suất và mở rộng diện nộp thuế; tăng chi tiêu đầu t và xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, đồng thời hạn chế chi tiêu thờng xuyên. Thiếu hụt NSNN đợc bù đắp bằng cách Chính phủ bán công trái và trái phiếu kho bạc. Cụ thể:

+ Mở rộng diện thu thuế là cần thiết để tăng thu ngân sách vì Việt Nam còn nhiều nguồn thu bị bỏ qua nh thu thuế, phí từ thị trờng đất đai, bất động sản, thu nhập cá nhân...

+ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc để thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu cao là không hợp lý làm triệt tiêu động lực của sản xuất, giảm sức cạnh tranh. Việc giảm thuế này về dài hạn sẽ đa lại nguồn thu lớn nhờ sản xuất đợc mở rộng.

+ Để phát triển kinh tế bền vững lâu dài, cần tăng chi cho đầu t phát triển cở hạ tầng, giáo dục, xoá đói, y tế, môi trờng... Đồng thời trong ngắn hạn đây cũng là một biện pháp làm tăng tổng cầu vầ giải quyết việc làm.

+ Bán công trái và trái phiếu kho bạc sẽ có tác dụng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân làm tăng tiết kiệm t nhân.

Mặc dù tác động cải thiện cán cân vãng lai không rõ ràng nhng chính sách tiền tệ và tài khoá lại có tác dụng cải thiện các chỉ số kinh tế vĩ mô đảm bảo cho khả năng chịu đựng thâm hụt của cán cân vãng lai để tránh không gây ra một cuộc khủng hoảng bên ngoài nh chỉ số: tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng; tỷ lệ tiết kiệm và đầu t nội địa/ GDP tăng, tỷ giá đồng nội tệ giảm phù hợp với tỷ giá thực...

Mặt khác, chính phủ cần xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, kích thích đầu t phát triển, bảo đảm nền kinh tế tăng trởng cao và bền vững. Đổi mới chính sách tiền tệ theo hớng vận dụng các công cụ chính sách gián tiếp. Thực hiện chính sách tỷ giá, lãi xuất, nghiệp vụ thị trờng mở theo cung cầu trên thị trờng, từng bớc nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, trớc hết là đối với những tài khoản vãng lai. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nớc trong lĩnh vực điều hành, quản lý tiền tệ, giám sát các hoạt động tín dụng, tăng cờng năng lực của Ngân hàng Nhà nớc về tổ chức, thể chế và cán bộ.

Kết luận

Trên cơ sở vận dụng các phơng pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khoá luận đã giải quyết đợc một số vấn đề cơ bản sau:

1. Hệ thống hoá những lý luận cơ bản của vấn đề mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh. Đặc biệt, khoá luận làm rõ sự mất cân bằng cán cân thanh toán có liên quan đến mất cân bằng kinh tế vĩ mô và đa ra những cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam.

2. Khóa luận đã phân tích một cách hệ thống thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Từ đó có những nhận định và đánh giá khách quan về tình trạng cán cân thanh toán và các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong thời gian qua.

3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, khoá luận đã đa ra định hớng điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề xuất một số biện pháp có tính khả thi điều chỉnh cán cân thanh toán của Việt Nam nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối cả bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để đạt đợc kết quả nghiên cứu nh đã trình bày, song do trình độ có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khoá luận đợc hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Một số đề xuất để VN phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w