Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP xây dựng công trình giao thông và thương mại 124 (Trang 62)

c mv nguyên vt li sn xu sn ph m.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Do đặc thù của một công ty ở ngành xây dựng công trình giao thông cũng như những điểm riêng ở công ty mà dẫn đến những khó khăn và hạn chế trong việc sử dụng có hiệu quả nhất Vốn kinh doanh. Những đặc thù của ngành đã được đề cập đến ở mục giới thiệu chung về công ty. Những điểm riêng tại công ty gặp phải trong việc tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như sử dụng vốn có hiệu quả như:

- Vốn vay được giải ngân chậm không theo kịp tiến độ công trình, ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Địa bàn nằm ở ngoại thành Hà nội xa các trung tâm tài chính hoạt động nhộn nhịp như các tổng công ty lớn. Đối tác vay vốn của công ty chủ yếu là các chi nhánh ngân hàng khu vực cấp

huyện và quốc doanh. Điều này dẫn tới những yếu tố kể trên. Cũng cần kể thêm những nguyên nhân khách quan về quy trình tín dụng và giải ngân tại các ngân hàng thương mại hiện nay, nhất là ở các chi nhánh cấp huyện. Tuy nhiên nguyên nhân này không phải nằm từ phía chủ quan của công ty nên sẽ không được phân tích ở đây.

- Công trình ở xa dẫn đến khó quản lý chứng từ không cập nhật thường xuyên tình hình và kết quả hoạt động thi công. Hiện nay một số công trình lớn, chủ yếu của công ty nằm tại Cà Mau, Trường Sơn và Lào…rất xa xôi cho công việc quản lý, kiểm tra, theo dõi. Thường là thực hiện theo báo cáo và kế hoạch.

- Phòng Tài chính - Kế toán ít nhân viên nam nên khó đi quản lý các công trình ở xa. Trái ngược với các phòng khác quản lý vật chất hiện hình, phòng tài chính vừa phải quản lý “tiền” một cách trừu tượng, một mặt khó có đủ nhân lực để sâu sát với hiện trường, điều nay gây nên cả tác phong quan liêu và dự báo cho các hạn chế vừa nêu. Hiện nay quản lý phòng là một trưởng phòng Kế toán – Tài chính kiêm Kế toán trưởng nhưng lại rất ít khi thường xuyên ở phòng chỉ đạo công việc mà giao cho phó phòng phụ trách. Như vậy các công việc phát sinh thường ngày không đến tay trực tiếp kế toán trưởng, dẫn tới sự không sâu sát và ảnh hưởng tới việc thực hiện các kế hoạch, tiến độ thanh toán mà kế toán trưởng thống nhất với Ban Giám đốc.

- Mới thoát thai tâm lý dựa dẫm vào bao cấp của một công ty Nhà nước. Dẫn tới việc trì trệ trong tư duy huy động vốn, không năng động trong việc quản lý dự trữ và các khoản tín dụng thương mại (phải thu khách hàng). Thường sử dụng các quan hệ quen biết cùng hệ thống có sẵn từ thời là công ty quốc doanh. Đây là một nguyên nhân tồn tại khá lâu sau gần 20 năm đổi mới và cần có sự khặc phục trong thời gian sớm nhất trước mắt trước khi có những biến động lớn, khó lường do hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuối cùng đó là các nguyên nhân khách quan về môi trường biến động kinh tế nói chung và trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông nói riêng trong thời gian qua. Có những thay đổi có lợi song cũng có những bất ổn tác động không nhỏ đến khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty như: Biến động giá sắt thép và vật liệu xây dựng, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt từ các nhà thầu trong và ngoài nước…Những nguyên nhân trên đây không thuộc về phía công ty và một phần có thể điều chỉnh từ cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH

GIAO THÔNG VÀ THƯƠNG MẠI 124 3.1. Định hướng hoạt động của CTXD CTGT 124

3.1.1. Đánh giá về tình hình, năng lực và triển vọng của ngành Giao thông Vận tải trong thời gian tới thông Vận tải trong thời gian tới

Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều biến động, cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế đối với ngành giao thông vận tải và xây dựng công trình giao thông, một lĩnh vực nằm trong chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước. Chính phủ cũng rất chú trọng vào khu vực hoạt động này, nơi thu hút chủ yếu các luồng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn viện trợ ODA nước ngoài. Việc sử dụng có hiệu quả các đồng vốn trên là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như ít nhất trong 10 – 15 năm nữa, mốc mà chúng ta xác định cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Bên cạnh đó, môi trường hoạt động và cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng khốc liệt với các doanh nghiệp xây dựng cùng ngành và các tổng công ty lớn, cũng như các nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Hiện nay thị trường đấu thầu các công trình giao thông đã có sự tham gia và tranh giành khốc liệt của các nhà thầu quốc tế có ưu thế về vốn, công nghệ và phương pháp làm việc. Điển hình như các công trình trọng điểm quốc gia với hình thức BOT, BT…và hứa hẹn sẽ còn khốc liệt hơn trong tương lai với việc Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào khoảng cuối năm 2006.

Nền kinh tế còn tình trạng mất ổn định, đầu cơ trục lợi các mặt hàng xây dựng như xi măng sắt thép thời gian qua đã làm mất lòng tin của các nhà

đầu tư. Trong thời gian tới nếu không có sự điều chỉnh và kiểm soát, hoạt động xây dựng các công trình giao thông nói riêng và xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn và đi vào thoái trào. Bên cạnh đó những vụ việc gây mất uy tín lớn của ngành giao thông vận tải trong thời gian qua như PMU18, đường vành đai 3 Hà Nội… cũng gây tác động không nhỏ lên người cho vay và chủ dự án. Tuy vậy, với những nhận thức và chiến lược phát triển của chính phủ như đã đề cập, hệ thống chính sách đồng bộ sẽ khắc phục được những khó khăn và bất cập này. Trong điều kiện chuyên đề không đủ điều kiện để tìm hiểu sâu hơn như đã đề cập trong phần “hệ thống chính sách của Nhà nước”. Tuy vậy vẫn có thể nói tương lai và triển vọng to lớn của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình giao thông trong thời gian tới, ít nhất là 10 – 15 năm nữa sẽ phát triển vượt bậc hàng chục lần hiện nay. Trong năm 2006, có rất nhiều khả năng chúng ta sẽ ký hiệp định trở thành thành viên chính thức của WTO, tổ chức thương mại thế giới. Trong bối cảnh đó, sẽ có rất nhiều biến động trong mọi mặt nền kinh tế từ sản xuất tới tiêu dùng. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế với các công ty đa quốc gia có tiềm lực về công nghệ, tài chính và quản lý. Tuy nhiên nhìn một cách cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực lại có những tác động khác nhau. Riêng lĩnh vực xây dựng công trình giao thông và nói rộng hơn là xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy dù có hội nhập thế nào, một quốc gia có tiềm lực về nhân lực, trí tuệ và khả năng lao động như Việt Nam, vẫn phải đảm nhiệm những phần cơ bản và quan trọng nhất về cơ sở hạ tầng của mình. Mặt khác chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế là hội nhập chứ không hoà tan, dựa vào sức mình là chính để “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy hướng phát triển cũng như nhiệm vụ của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải cần phải đi trước một bước để đảm bảo cho mục tiêu trên. Điều đó

cũng đồng nghĩa với những đảm bảo về thị trường, khách hàng và đơn đặt hàng của các đơn vị thi công, đặc biệt là các đơn đặt hàng vừa và nhỏ, phù hợp với khả năng sản xuất, xây dựng trong nước. Một mặt nữa là khả năng tham gia đấu thầu các công trình nước ngoài. Các công ty xây dựng Việt Nam có lợi thế vầ nhân công và chi phí rẻ, thi công ở mọi điều kiện địa hình, khí hậu, chúng ta sẽ từng bước có sự vươn ra nhận thầu quốc tê mà trước mắt là các công trình ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, CămPuChia… Bên cạnh đó không ngừng nỗ lục nâng cao năng suát lao động và đặc biệt là trình độ, trang thiết bị kĩ thuật, công nghệ để đảm bảo những công trình lớn, hiện đại trong nước và quốc tế.

3.1.2. Định hướng hoạt động của CTXD CTGT 124

Do đầu năm 2006 công ty mới tiến hành đại hội cổ đông, nên các phương hướng và mục tiêu của công ty tại lễ tổng kết năm 2005 đã không thể tiếp tục thực hiện và mục tiêu của năm 2006 đang được thảo luận xây dựng. Theo ghi nhận qua ý kiến của một số lãnh đạo công ty, phương hướng về cơ bản như sau:

- Doanh thu đạt trên 35.000.000.000 đồng. Qua dự báo tình hình phát triển doanh thu của công ty trong các năm gần đây cũng như xem xét các hợp đồng và triển vọng kinh doanh của công ty trong năm 2006, có thể thấy tốc đọ tăng trưởng doanh thu của công ty qua các năm luôn đạt mức ổn định trên 10% - 20%. Đặc biệt năm 2005, tỷ số gia tăng về doanh thu của công ty đạt kỷ lục tới 135% tức là tăng hơn gấp đôi. Như thế có thể thấy mục tiêu 35 tỷ doanh thu trong năm 2006 là chưa cao và chưa phù hợp với sự phát triển đi lên của công ty. Nếu chấp nhận chỉ tiêu này thì năm 2006, cả vè sự gia tăng tuyệt đối lẫn tương đối của doanh thu công ty đều giảm rất mạnh so với năm trước đó 2005, và kể cả các năm 2002-2003. Tuy nhiên nếu đặt trong bối cảnh vừa có những sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự của công ty khi chuyển

thành công ty cổ phần và đổi tên giao dịch, có thể thấy đây là một kế hoạch thận trọng, tạo tiền đề cho những năm phát triển tiếp sau.

- Lợi nhuận sau thuế đạt 2.000.000.000 đồng. Khác với chỉ tiêu về doanh thu, mục tiêu lợi nhuận năm tới của công ty đặt ra khá cao so với tốc độ tăng các năm trước đó. Cụ thể là sẽ tăng 868 triệu đồng hay 76,89% so với năm 2005. Trong khi đó tốc độ tăng của năm 2005 so với 2004 chỉ là 727 triệu đồng. Cũng cần thấy thêm rằng trong năm 2005 vừa qua do đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đưa vào sử dụng có hiệu quả một số máy móc trong các công trình làm đường đã đem lại doanh thu và lợi nhuận nhảy vọt cho công ty. Trong năm kế tiếp cùng với sự nâng cao năng lực vốn, quản lý ở một công ty cổ phần tuy hợp đồng và doanh thu sẽ không tăng mạnh nhưng sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn đồng thời do có thêm kinh nghiệm về sử dụng, sắp xếp trang thiết bị thi công, phân bổ cho các công trường.

- Lương trung bình cán bộ công nhân viên đạt gần 2.000.000 đ/người/tháng. Đây là một kế hoạch hoàn toàn khả thi dựa trên tốc độ tăng doanh thu và nâng cao năng suất lao động toàn công ty trong những năm qua. Đồng thời nó cho thấy sự quan tâm và quyết tâm của Ban lãnh đạo công ty nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên về tinh thần, giải trí. Giữ các mối quan hệ khách hàng. Hiện tất cả các công trình công ty đấu thầu và thi công là công trình nhà nước (do đặc điểm ngành và các quan hệ kinh tế kế thừa). Vì vậy khi chuyển thành công ty cổ phần sẽ có một số khó khăn nhất định về tìm kiếm và đấu thầu các hợp đồng của các đối tác truyền thống. Trước mắt công ty cần phải giữu được các mối quan hệ đó rồi mới tiến tới mở rộng phạm vi khách hàng và công trình thi công.

Các hướng mà Công ty phấn đấu:

+ Nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm thực sự tốt, mới, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

+ Công ty đã đầu tư vào một số công trình nghiên cứu. Sử dụng nguyên liệu, vật tư kỹ thuật. Phụ tùng trong nước, hạn chế nhập khẩu. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng.

+ Tiến hành thực hiện tốt các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO2001 (năm 2002). Hướng phấn đấu trong những năm tới là tiến đến các chuẩn quốc tế để có thể đấu thầu quốc tế cũng như cạnh tranh trong nước trong bối cảnh hội nhập WTO đang đến gần.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty ty

Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn, trong điều kiện những ưu nhược điểm hiện nay ở công ty như đã nêu, cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Đa dạng hoá các nguồn thu:

Là doanh nghiệp xây dựng nên chủ yếu là thiết kế và thi công các công trình nên việc mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác (các chủ đầu tư, các chủ công trình), cũng như tham gia cạnh tranh đấu thầu và phát huy hết năng lực nhằm chiến thắng trong các cuộc thầu để giành được quyền xây dựng và thi công các công trình, dự án về giao thông cũng như các công trình công cộng và dân dụng khác…bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của Công ty, Công ty cũng cần thu thập mọi thông tin về thị trường để từ đó đề ra được các kế hoạch nhằm thâm nhập và mở rộng thị trường cho ngành nghề mà mình đang kinh doanh.

- Để mở rộng thị trường Công ty nên có một số biện pháp Marketing như: Đưa tin và đăng kí bài viết trên báo, các tạp chí công nghiệp, tham gia các hội trợ triển lãm, mở hội nghị với khách hàng nhằm giới thiệu và thu hút thêm khách hàng góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Nhất là trong điều kiện công ty vừa mới trải qua những thay đổi lớn về sở hữu, tổ chức và tên

gọi (từ Công ty xây dựng công trình giao thông -> Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông -> Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông và thương mại 124).

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên Vấn đề then chốt để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả là hoạt động kinh doanh của Công ty phải thực sự tốt. Muốn vậy Công ty phải tự đánh giá được khả năng cạnh tranh cũng như nguồn lực tài chính của mình, phải biết cách huy động tối đa khả năng của cán bộ công nhân viên và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với Công ty nhằm đưa Công ty ngày càng trở lên phát triển hơn.

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống kiểm soát nội bộ:

Để kiểm soát phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém trong việc sử dụng VKD, từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp.

Các giải pháp trực tiếp chung cho hoạt động của công ty là:

- Thu hút đội ngũ công nhân, kĩ sư và cử nhân đại học có tài năng và trình độ vào làm việc cho công ty.

- Giữ được các mối quan hệ khách hàng hiện có

- Tập trung vào các dự án, hợp đồng và công trình trong địa bàn Hà Nội và lân cận, các địa bàn tập trung và có tiềm năng…

- Khuyếch trương uy tín và thương hiệu một công ty xây dựng công

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP xây dựng công trình giao thông và thương mại 124 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w