Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP xây dựng công trình giao thông và thương mại 124 (Trang 70 - 76)

c mv nguyên vt li sn xu sn ph m.

3.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Thứ nhất, về xác định nhu cầu VLĐ:

Công ty nên chú trọng hơn nữa tới việc định mức nhu cầu VLĐ, Khi xác định nhu cầu về VLĐ phải có phương pháp khoa học đồng thời phải dựa vào thực tế tình hình hoạt động tại đơn vị ở từng thời kỳ và ở từng khâu. Sau đây là một đề xuất về cách xác định nhu cầu vốn lưu động, để từ đó Công ty

có thể phân phối VLĐ cho các khâu của quá trình sản xuất một cách hiệu quả nhất.

Nhu cầu VLĐ có thể được xác định theo phương pháp sau: Nhu cầu Mức dự Các khoản Các khoản

VLĐ = trữ HTK + phải thu KH - phải trả Bước 1:Xác định lượng HTK cần thiết

Lượng dự trữ NVL chính được xác định theo công thức sau: Dn = Nd x Fn

Trong đó:

Dn: Dự trữ NVL chính trong kỳ Nd: Số ngày dự trữ về NVL

Fn: Chi phí NVL chính bình quân mỗi ngày trong kỳ

Giả sử công ty theo kế hoạch sản xuất, có mức tổng chi phí NVL chính trong năm 2005 là 3476 triệu đồng, trung bình cứ 15 ngày lại nhập kho NVL chính. Số ngày dự trữ bảo hiểm là 10 ngày. Chi phí NVL chính bình quân mỗi ngày được tính bằng tổng chi phí NVL chính chia cho số ngày trong kỳ ( Một năm bằng 360 ngày ). Từ đó có thể xác định số dự trữ về NVL chính của công ty trong năm 2005 là

3476

( 15 + 10 ) x = 241.3889 triệu

360

Xác định dự trữ cần thiết đối với các vật tư khác.

Giả sử theo kế hoạch, chi phí vật liệu phụ của Công ty trong năm là 400 triệu , số ngày dự trữ trung bình là 10 ngày, chi phí nhiên liệu trong năm là 75 triệu, số ngày dự trữ trung bình là 25 ngày, chi phí CCDC trong năm là 169 triệu, số ngày dự trữ bình quân là 30 ngày. Từ đó ta có thể xác định được nhu cầu dự trữ cần thiết trong năm đối với:

400

Vật liệu phụ: x 10 = 11,11 triệu 360

75

Nhiên liệu: x 25 = 5,2 triệu 360

169

CCDC: x 30 = 14 triệu 360

Tổng cộng: = 30,31 triệu

Xác định dự trữ về sản phẩm dở dang, ta có công thức sau: Ds = Pn x Ck

Trong đó:

Ds: Số dự trữ sản phẩm dở dang.

Pn: Chí phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày trong kỳ. Ck: Chu kỳ sản xuất sản phẩm.

Chi phí sản xuất bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch có thể được xác định bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ chia cho số ngày trong kỳ ( Một năm bằng 360 ngày ). Giả sử theo tài liệu kỹ thuật của Công ty thì để thi công và hoàn thiện một công trĩnh xây dựng cần 45 ngày, tổng chi phí sản xuất trong năm dự kiến là 15040 triệu đồng.

Nhu cầu dự trữ sản phẩm dở dang của mỗi công trình trong năm là: 15040

x 45 = 1886 triệu 360

Ví dụ: Công ty dự kiến cho khách hàng nợ trung bình 20 ngày, doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm là 5765 triệu.

5765 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ phải thu = 20 x = 320,277 triệu dự kiến trong năm 360

Bước 3: Xác định nợ phải trả, ta có công thức sau:

Nợ phải trả = kỳ trả tiền x Giá trị NVL mua vào bq người cung cấp trung bình một ngày trong kỳ (mua chịu)

Bước 4: Xác định nhu cầu VLĐ của Công ty năm 2005.

TT Khoản mục Kỳ luân chuyển TB

( ngày ) Số tiền ( triệu ) I 1 2 3 4 5 6 II III IV Hàng tồn kho Vật liệu chính Vật liệu phụ Nhiên liệu Công cụ dụng cụ Chi phí trả trước Sản phẩm dở dang Các khoản phải thu Các khoản phải trả

Nhu cầu VLĐ (I + II - III)

15 10 25 30 45 20 40 635,4 22,3 5,2 14 35 1886 875 1114 2358,9 Nợ phải thu dự kiến trong kỳ = Thời hạn trung bình cho KH nợ x

Doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày trong kỳ

Việc xác định nhu cầu VLĐ ở đây là tính nhu cầu VLĐ chuẩn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong những điều kiện về mua sắm dự trữ vật tư, NVL và tiêu thụ sản phẩm.

+ Thứ hai, về quản lý các khoản phải thu:

Để tăng nhanh vòng quay VLĐ, Công ty cần chú trọng quản lý tốt Công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn. Để quản lý tốt các khoản phải thu thì Công ty phải nắm vững được khả năng tài chính của khách hàng để xác định mức cho nợ và thời gian nợ. Nếu khách hàng có khả năng tài chính lớn, khả năng huy động vốn cao thì có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của họ. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính hạn hẹp thì Công ty nên đánh giá đúng mức độ tin cậy của khách hàng để hạn chế tối đa những rủi ro đối với các khoản nợ của khách hàng với Công ty. Đặc điểm kinh tế của ngành là sản xuất sản phẩm đơn lẻ, việc thanh toán và giải ngân theo tiến độ thực hiện công trình hay nói cách khác là theo kế hoạch. Các vấn đề phát sinh về phải thu cũng nằm trong đặc điểm trên đây. Thường thì các khoản phải thu của công ty là của một số đối tác chính, có quan hệ lâu năm và có tính tập trung. Cũng có thể do nhiều nguyên nhân các khoản phải thu này không những bị chậm thanh toán mà còn bị dây dưa qua nhiều kỳ sản xuất. Một phần cũng do cơ chế bao cấp vốn của Nhà nước trước đây. Nhưng hiện nay, môi trường kinh tế và chính sách thay đổi, lại đã trở thành một công ty cổ phần, công ty 124 cần chú trọng hơn rất nhiều quản lý các khoản nợ công trình vì đây là các khoản ảnh hưởng trực tiếp tới VLĐ của công ty. Để làm được điều đó ngoài những điều khoản chặt chẽ trên hợp đồng còn cần có những tính toán chính xác hơn nữa về tiến độ thi công và giải ngân, dự phòng biến động giá nguyên nhiên vật liệu. Đây là một trong những nhân tố quyết định.

Ngoài việc xem xét khả năng tài chính của khách hàng Công ty cũng nên xem lại khả năng tài chính của mình để quyết định điều kiện tín dụng đối

với khách hàng, nếu khách hàng vẫn đủ khả năng trả chậm thì Công ty có thể bán chịu.

Công ty nên mở sổ theo dõi các khoản phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi và đốc thúc việc thu hồi nợ đúng hạn. Việc theo dõi các khoản này hiện chưa có kế toán chuyên trách mà là công tác của từng hợp đồng, công trường. Nếu có cán bộ kế toán chuyên trách theo dõi và xử lý kịp thời sẽ có hiệu quả khác hẳn.

Như đã nói ở trên, khi có các khoản nợ phải thu khó đòi phát sinh do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, Công ty đã không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Các chủ đầu tư luôn chậm trễ và trì hoãn quá trình thu hồi vốn của Công ty, làm giảm quá trình luân chuyển của đồng vốn ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Như vậy biện pháp trước mắt của công ty là phải lập dự phòng kịp thời và hợp lý các khoản phải thu có biểu hiện hoặc bị coi là khó đòi. Tỷ lệ trích lập như thế nào sẽ căn cứ vào quy định hiện tại cảu ngành và công ty, đối chiếu với các công ty khác và kinh nghiệm tài chính của chính công ty.

Đối với các khoản nợ quá hạn lâu ngày khó có khả năng thu hồi được vì nhiều nguyên nhân (khách hàng không còn khả năng thanh toán, chủ nợ bị phá sản hoặc trốn tránh), Công ty phải tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để đề phòng rủi ro và đưa vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ. Đối với nợ quá hạn công ty có thể gia hạn nợ, tính lãi suất như lãi suất phạt nợ quá hạn Ngân hàng hoặc theo thoả thuận. Biện pháp cuối cùng là kiện lên trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế.

+ Thứ ba, về phân tích hiệu suất sử dụng VLĐ định kỳ:

Công ty nên thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo các chỉ tiêu đã trình bày ở phần trên theo định kỳ quý. Điều này sẽ giúp tìm ra biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn và tăng mức sinh lời trên đồng vốn kinh doanh theo những chu kỳ kinh doanh nhỏ nhất đối với công ty là theo quý.

Hiện nay việc thực hiện công việc này nên giao cho phó phòng kế toán, chịu trách nhiệm thu thập thông tin, dữ liệu và xử lý phương pháp dự báo. Các kế toán viên còn lại đều đã chuyên trách một lĩnh vực nào đó. Tuy vậy xét về lâu dài cần bổ sung nhân lực phòng phụ trách về tài chính vì lâu nay phòng vẫn chỉ làm công tác kế toán là chính, chưa thực hiện được chức năng tài chính là dự báo, tham mưu cho giám đốc. Các số liệu thống kê theo kỳ trước mắt chưa cần phân tích chi tiết như trên xong cần tính toán và theo dõi để tổng hợp vào cuối kỳ kế toán, xác định kế hoạch cho kỳ kinh doanh sau (thường vào tháng 4 hàng năm công ty mới tổng kết được kế hoạch năm). Như vậy hai công việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo năm và theo quý sẽ tiến hành song song, trong đó việc tập hợp và dự báo trước mắt là theo năm. Tiến tới là dự báo và kế hoạch cho từng quý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP xây dựng công trình giao thông và thương mại 124 (Trang 70 - 76)