Đánh giá về tình hình, năng lực và triển vọng của ngành Giao thông Vận

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP xây dựng công trình giao thông và thương mại 124 (Trang 65 - 67)

c mv nguyên vt li sn xu sn ph m.

3.1.1. Đánh giá về tình hình, năng lực và triển vọng của ngành Giao thông Vận

thông Vận tải trong thời gian tới

Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều biến động, cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế đối với ngành giao thông vận tải và xây dựng công trình giao thông, một lĩnh vực nằm trong chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước. Chính phủ cũng rất chú trọng vào khu vực hoạt động này, nơi thu hút chủ yếu các luồng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn viện trợ ODA nước ngoài. Việc sử dụng có hiệu quả các đồng vốn trên là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như ít nhất trong 10 – 15 năm nữa, mốc mà chúng ta xác định cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Bên cạnh đó, môi trường hoạt động và cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng khốc liệt với các doanh nghiệp xây dựng cùng ngành và các tổng công ty lớn, cũng như các nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Hiện nay thị trường đấu thầu các công trình giao thông đã có sự tham gia và tranh giành khốc liệt của các nhà thầu quốc tế có ưu thế về vốn, công nghệ và phương pháp làm việc. Điển hình như các công trình trọng điểm quốc gia với hình thức BOT, BT…và hứa hẹn sẽ còn khốc liệt hơn trong tương lai với việc Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào khoảng cuối năm 2006.

Nền kinh tế còn tình trạng mất ổn định, đầu cơ trục lợi các mặt hàng xây dựng như xi măng sắt thép thời gian qua đã làm mất lòng tin của các nhà

đầu tư. Trong thời gian tới nếu không có sự điều chỉnh và kiểm soát, hoạt động xây dựng các công trình giao thông nói riêng và xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn và đi vào thoái trào. Bên cạnh đó những vụ việc gây mất uy tín lớn của ngành giao thông vận tải trong thời gian qua như PMU18, đường vành đai 3 Hà Nội… cũng gây tác động không nhỏ lên người cho vay và chủ dự án. Tuy vậy, với những nhận thức và chiến lược phát triển của chính phủ như đã đề cập, hệ thống chính sách đồng bộ sẽ khắc phục được những khó khăn và bất cập này. Trong điều kiện chuyên đề không đủ điều kiện để tìm hiểu sâu hơn như đã đề cập trong phần “hệ thống chính sách của Nhà nước”. Tuy vậy vẫn có thể nói tương lai và triển vọng to lớn của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình giao thông trong thời gian tới, ít nhất là 10 – 15 năm nữa sẽ phát triển vượt bậc hàng chục lần hiện nay. Trong năm 2006, có rất nhiều khả năng chúng ta sẽ ký hiệp định trở thành thành viên chính thức của WTO, tổ chức thương mại thế giới. Trong bối cảnh đó, sẽ có rất nhiều biến động trong mọi mặt nền kinh tế từ sản xuất tới tiêu dùng. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế với các công ty đa quốc gia có tiềm lực về công nghệ, tài chính và quản lý. Tuy nhiên nhìn một cách cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực lại có những tác động khác nhau. Riêng lĩnh vực xây dựng công trình giao thông và nói rộng hơn là xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy dù có hội nhập thế nào, một quốc gia có tiềm lực về nhân lực, trí tuệ và khả năng lao động như Việt Nam, vẫn phải đảm nhiệm những phần cơ bản và quan trọng nhất về cơ sở hạ tầng của mình. Mặt khác chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế là hội nhập chứ không hoà tan, dựa vào sức mình là chính để “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy hướng phát triển cũng như nhiệm vụ của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải cần phải đi trước một bước để đảm bảo cho mục tiêu trên. Điều đó

cũng đồng nghĩa với những đảm bảo về thị trường, khách hàng và đơn đặt hàng của các đơn vị thi công, đặc biệt là các đơn đặt hàng vừa và nhỏ, phù hợp với khả năng sản xuất, xây dựng trong nước. Một mặt nữa là khả năng tham gia đấu thầu các công trình nước ngoài. Các công ty xây dựng Việt Nam có lợi thế vầ nhân công và chi phí rẻ, thi công ở mọi điều kiện địa hình, khí hậu, chúng ta sẽ từng bước có sự vươn ra nhận thầu quốc tê mà trước mắt là các công trình ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, CămPuChia… Bên cạnh đó không ngừng nỗ lục nâng cao năng suát lao động và đặc biệt là trình độ, trang thiết bị kĩ thuật, công nghệ để đảm bảo những công trình lớn, hiện đại trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP xây dựng công trình giao thông và thương mại 124 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w