Hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư dưới góc độ quản lý Nhà nước về đầu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư (Trang 37 - 43)

về đầu tư

3.1.Công tác quy hoạch

Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và nhiều quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội huyện, thị và các quy hoạch cụ thể đã được lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhiều quy hoạch ngành và lĩnh vực tiếp tục được rà soát, điều chỉnh và bổ sung, tiêu biểu là quy hoạch các ngành công nghiệp, quy hoạch nông nghiệp, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường cao tốc, cảng biển, sân bay, đường sắt ; mạng lưới cung cấp điện, quy hoạch thuỷ lợi, thương mại, du lịch ; quy hoạch phát triển khu công nghiệp ; quy hoạch phát triển các khu kinh tế (kể cả khu kinh tế cửa khẩu) ; quy hoạch xây dựng nhiều đô thị mới, quy hoạch các vùng cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương quán triệt tư tưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của công tác kế hoạch hoá và thực thi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Công tác quy hoạch với sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ đã bước đầu nâng cao được chất lượng, quy hoạch ngày càng phù hợp hơn với thực tế, coi trọng mối quan hệ liên ngành, liên vùng, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng vùng ; từng bước khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai thực hiện (quy hoạch treo), đầu tư không theo quy hoạch. Các quy hoạch đã cập nhật được nhiều yếu tố mới, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo được định hướng cho xây dựng kế hoạch đầu tư, trở thành công cụ điều hành và quản lý đầu tư của các ngành, các cấp.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch vẫn còn một số tồn tại. Tiến độ quy hoạch còn chậm, chưa theo kịp sự phát triển của địa phương, chưa tạo điều kiện làm cơ sở cho các dự án đầu tư (như Bắc Giang, Đồng Tháp …). Đối với không ít dự án quy hoạch, định hướng dài hạn tuy đã được xác định nhưng các căn cứ chưa đủ và chưa vững chắc, nhất là về dự báo (đặc biệt là dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia và doanh nghiệp …).Tầm nhìn của một số dự án quy hoạch hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch tuy có tiến bộ, song phân công,phân cấp vẫn chưa rõ ràng ; thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác trong phạm

vi cả nước, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch chưa được chuẩn bị tốt: chưa có chiến lược dài hạn đối với toàn quốc, ngành, lĩnh vực chủ yếu ; quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế chưa được điều chỉnh kịp thời.

3.2.Chống dàn trải trong đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước

Năm 2005, tổng vốn đầu tư của khối địa phương tăng 32% so với năm 2004, nhưng số dự án bố trí chỉ tăng 8% hạn chế tối đa những công trình khởi công mới, đây là một cố gắng trong việc bố trí phân bổ vốn của các địa phương.

Theo số liệu báo cáo từ 85 đơn vị, số các dự án quyết định đầu tư trong kỳ là 8250 (khoảng 33,2% tổng số dự án đang thực hiện đầu tư), số dự án dự kiến kết thúc đầu tư trong năm 2005 là 10185 (khoảng 41%) trong đó các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước là 5155 dự án. Quy mô vốn đầu tư bố trí cho một dự án cao hơn năm 2004, bình quân 1 dự án do Trung ương quản lý là 6,8 tỷ đồng (năm 2004 là 6,04 tỷ đồng), trong đó các dự án nhóm A là 91,4 tỷ đồng/dự án ; nhóm B là 7,25 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 1,1 tỷ đồng) ; ở các địa phương bố trí vốn bình quân 1 dự án cũng cao hơn so với năm 2004, bình quân chung là 3,15 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 2,34 tỷ đồng), trong đó: dự án nhóm A là 88,9 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 65,73 tỷ đồng) ; dự án nhóm B là 6,51 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 5,65 tỷ đồng) ; dự án nhóm C là 1,86 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 1,41 tỷ đồng).

Số liệu báo cáo từ 90 đơn vị, số dự án được quyết định đầu tư trong năm 2006 là 9963 dự án (khoảng 36,4% tổng số các dự án đang thực hiện đầu tư) ; số dự án dự kiến kết thúc đầu tư, đưa vào hoạt động trong năm 2006 là 9754 dự án (khoảng 35,7%). Như vậy, tình hình bố trí kế hoạch đầu tư đã tập trung hơn năm 2005. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương chưa bố trí đủ vốn cho các công trình, dự án triển khai xây dựng nên tình trạng dàn trải, nợ đọng vẫn tồn tại ở các địa phương như tỉnh KonTum, Sơn La, Hải Dương …

Việc chấp hành các thủ tục đầu tư và xây dựng ngày càng được thực hiện tốt hơn, năm sau tốt hơn năm trước, hầu hết các dự án bố trí đều có quyết định đầu tư và các thủ tục đầu tư khác theo quy định của luật pháp về quản lý đầu tư và xây dựng.

3.3.Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư

Ta có bảng số liệu sau đây về tình hình thất thoát, lãng phí trong đầu tư giai đoạn 2003-2006 như sau

Bảng 8 : Tổng hợp số dự án thất thoát lãng phí giai đoạn 2003-2006

Năm

Số dự án có thất thoát, lãng phí

2003 2004 2005 2006

26 6 28 8

Nguồn : Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Qua bảng trên thấy được:

- Số dự án thất thoát lãng phí lớn nhất trong năm 2005 (do năm này số dự án thực hiện đầu tư cũng tăng mạnh) và thấp nhất trong năm 2004.

- Dự án thất thoát lãng phí có xu hướng được kiểm soát chặt chẽ hơn từ sau năm 2005 (khi đột biến tăng cao vào năm này), là do:

• Các Bộ, ngành, địa phương đã rà soát, soạn thảo bổ sung một số cơ chế phù hợp như Quyết định, Chỉ thị, Thông tư nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước của đơn vị mình.

• Chế định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư đã được bổ sung và quy định rõ rang hơn trong các văn bản pháp quy về đầu tư và xây dựng. Những sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng được đánh giá công bằng, khách quan qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Cơ chế trách nhiệm cá nhân được quy định trong các điều khoản của pháp luật và xử lý nghiêm minh, triêt để tuỳ theo mức độ, bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất.

• Trong thời gian qua, việc thành lập và hoàn thiện hệ thống thanh tra đầu tư đã được tiến hành nhanh chóng, kịp thời trên phạm vi cả nước nhằm tạo nên một

mạng lưới đồng bộ, hoạt động bước đầu có hiệu quả. Mặc dù mới được thành lập, lực lượng cán bộ kinh nghiệm chuyên môn còn thiếu và yếu nhưng đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, tích cực triển khai hoạt động, nhất là việc thực hiện thanh tra, kiểm tra đầu tư và xây dựng.

Tuy nhiên, qua thanh tra và kiểm tra các dự án đầu tư, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng vẫn còn rất bức xúc. Nhiều vụ việc tiêu cực trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng đã được thanh tra, kiểm tra và có những kết luận cụ thể. Một số vụ việc tiêu cực trong ngành dầu khí, giao thông vận tải về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và kinh doanh dịch vụ đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng ; những vụ việc “rút ruột công trình” một số công trình xây dựng, không đảm bảo chất lượng ở nhiều nơi trong cả nước được phát hiện ngày càng nhiều.

3.4.Xử lý nợ khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các biện pháp cụ thể và kiên quyết việc xử lý nợ xây dựng cơ bản theo hướng: ngay từ năm 2005, dành một phần quan trọng vốn đầu tư để thanh toán nợ tồn đọng và kiên quyết hạn chế việc phát sinh nợ mới do triển khai gối đầu các công trình mới.

Chấp hành và quán triệt tinh thần chỉ đạo trên, các địa phương đã có cố gắng dành một phần vốn của kế hoạch năm 2005 và tiếp tục bố trí vốn năm 2006 để thanh toán một phần nợ xây dựng cơ bản của các năm trước. Số vốn đã cân đối để thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản từ năm 2003 trở về trước là 3828 tỷ đồng ; chiếm gần 9% so với tổng vốn Trung ương giao cho 64 tỉnh, thành phố để thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản từ 2004 trở về trước và trả nợ vay kho bạc. Một số địa phương có khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, đến nay đã cố gắng giải quyết như: Yên Bái, UBND tỉnh An Giang bố trí 100 tỷ đồng năm 2006 để thanh toán một phần nợ xây dựng cơ bản.

3.5.Rà soát, đánh giá hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư

Chính phủ đã tiến hành chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiến hành khẩn trương việc tổng rà soát các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng, gồm có:

• Tổng rà soát các văn bản pháp quy, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư 2005, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp …đang hoàn thiện và sớm trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện các Luật vừa được Quốc hội ban hành nêu trên, đặc biệt là Nghị định về quản lý đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước.

• Rà soát văn bản pháp quy liên quan tới cải cách hành chính, tăng cường công tác phân cấp quản lý theo tinh thần Nghị quyết 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ

Chính phủ đã ban hành Quyết định về quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng quy định rõ về quyền, trách nhiệm của cộng đồng và tổ chức hoạt động giám sát của cộng đồng trong việc quản lý dự án đầu tư, nhất là huy động các đoàn thể quần chúng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngoài ra, một số Bộ, ngành và địa phương qua công tác rà soát đánh giá các văn bản pháp quy đã tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh hoặc ban hành những văn bản pháp quy mới để tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng có hiệu quả hơn. Điển hình như, UBND tỉnh Nghệ An trong năm qua đã ban hành 9 văn bản trong quản lý đầu tư và xây dựng, trong đó có 5 văn bản về khuyến khích đầu tư, 4 văn bản về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 4552/2004/QĐ-UB về việc quy định tạm thời phân công, phân cấp giải quyết một số vấn đề trong quản lý đầu tư và xây dựng

Tuy nhiên, vấn đề nổi bật hiện nay là sự chồng chéo giữa các văn bản pháp quy, trong đó có Nghị định 26/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 (NĐ 16/CP) về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định 16/CP hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng đã đề cập đến nhiều nội dung quản lý xây dựng các công trình từ khâu lập dự án đến khâu hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.

Nghị định 16/CP còn bộc lộ những bất cập, nhưng chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, gây khó khăn vướng mắc trong thực tế làm cho công tác giải ngân bị chậm, nhất là trong việc yêu cầu thẩm định thiết kế cơ sở, như quy định về nội dung thiết kế cơ sở áp dụng chung cho tất cả các dự án, cho nên không phù hợp với các loại dự án ODA, dự án của các thành phần kinh tế khác (không dung vốn ngân sách nhà nước). Thủ tục thẩm định còn rườm rà, chưa làm rõ thẩm quyền quyết định cuối cùng dự án thuộc về cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở hay cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án. Trong thời gian tới, khi ban hành các Nghị định mới hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, những chồng chéo và bất cập nêu trên cần phải được cơ bản khắc phục.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w