định và Giám sát đầu tư trong những năm sắp tới
Trong những năm sắp tới, hoạt động chính của Vụ có những điểm khác và mới mẻ hơn sau đây: - Đại hội Đảng lần thứ 10 đã có chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới phát triển kinh tế và về cơ chế quản lý kinh tế. Đây là những điều kiện thuận
lợi nhưng đồng thời cũng là những yêu cầu mới cần được nhận thức đầy đủ và vận dụng trong công việc cụ thể của Vụ.
- Các luật mới liên quan đến hoạt động đầu tư (Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đấu thầu) có những thay đổi nhất định trong quản lý đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định và giám sát đầu tư (thực hiện triệt để phân cấp quản lý đầu tư, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát). Đồng thời năm 2007 Chính phủ và Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát đàu tư ; nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư nặng nề hơn.
- Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác đã được nâng cao một ước song lực lượng cán bộ của Vụ giảm nhiều chưa được bổ sung theo yêu cầu nhiệm vụ.
- Việc phân cấp thẩm định ngày càng mạnh mẽ cho các bộ, ngành liên quan, cũng như các địa phương.
- Hoạt động của Vụ có nhiều điểm mới, thay đổi đáng kể so với năm 2006 trở về trước. Từ năm 2007, Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư sẽ chỉ tiến hành nhận hồ sơ và thẩm định các dự án sau:
• Dự án quan trọng cấp quốc gia
• Các chương trình mục tiêu quốc gia
• Các dự án đầu tư ra nước ngoài
• Các dự án thuộc chiến lược quy hoạch dài hạn
Ngoài ra Vụ vẫn tiến hành nhiệm vụ giám sát đầu tư của mình. Các dự án ODA, dự án đầu tư trong nước nhóm A được phân cấp cho các Bộ, ngành, địa phương. Vụ chỉ tiến hành giám sát và quản lý hoạt động đầu tư có tính định hướng, không trực tiếp can thiệp vào các dự án này.
- Ngoài ra, Vụ hoạt động dựa trên tinh thần có nhiều Nghị định và Luật mới được Quốc hội và Chính phủ ban hành như:
• Nghị định 16 và Nghị định 12 NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
• Nghị định 131 về quản lý hỗ trợ chính thức ODA (mới có hiệu lực từ tháng 12/2006)
• Nghị định 111 về quản lý đấu thầu.
II.Kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát đánh giá dự án tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Định hướng chung trong cả nước về công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư đầu tư đầu tư
a. Định hướng chung đầu tư trong cả nước thời kỳ 2006-2010
-Tiếp tục tập trung đầu tư nhằm chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, phát huy được lợi thế từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm ; tăng cường trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp, trước hết tập trung các ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. - Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực: hoàn thiện, nâng cấp và tăng cường đầu tư thiết bị dạy và học hệ thống giáo dục phổ thông ; từng bước hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng. Tăng cường đầu tư chiều sâu và hiện đại hoá các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ.
- Chú trọng đầu tư cho hậ tầng các ngành kinh tế, xã hội, tập trung lĩnh vực giao thông, viễn thông, phát triển nguồn năng lượng, hệ thống thuỷ lợi đầu mối, phát triển cơ sở hạ tầng nông thông, gắn đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp đồng bộ hoá với phát triển công nghiệp chế biến. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch gắn với tôn tạo di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn hoá ; đầu tư bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, phát triển hạ tầng đô thị.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả, theo đúng tiến độ các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án đã được phê duyệt, các chương trình mục tiêu quốc gia. Việc thực hiện các dự án, công trình, chương trình quan trọng phải nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 ; tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
b. Định hướng chung cả nước về công tác giám sát, đánh giá đầu tư
Trong tình hình hiện nay, khi đất nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, vấn đề cạnh tranh đặt ra bức xúc hơn lúc nào hết. Để có thể vững chắc gia nhập vào nền kinh tế thế giới, một mặt cần thúc đẩy phát triển kinh tế, mặt khác để những cố gắng trên thực sự trở thành thành quả kinh tế của đất nước Việt Nam, việc giám sát các dự án đầu tư rất quan trọng. Qua công tác giám sát có thể tiến hành đánh giá để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về sau.
Mặc dù kinh nghiệm về giám sát, đánh giá dự án đầu tư của nước ta còn nhiều hạn chế song hiện nay nước ta đã từng bước thiết lập cơ chế giám sát đánh giá như Nghị định 131 về quản lý các dự án ODA, thông tư 03/2003 hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Mục tiêu trong quá trình phân cấp quản lý hiện nay là ngày càng cho các đơn vị đầu tư tự chủ, Nhà nước chỉ tiến hành quản lý ở tầm vĩ mô. Đây là định hướng rất chiến lược trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế mở cửa. Nó cho thấy rõ khả năng được độc lập tự chủ đầu tư của các thành phần kinh tế trong khuôn khổ luật pháp Nhà nước định ra, đồng thời việc phân cấp quản lý cũng ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Định hướng của nước ta trong giai đoạn tới đối với công tác giám sát, đánh giá đầu tư có những điểm nổi bật sau đây:
• Công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải nhằm mục tiêu đảm bảo các dự án đầu tư được giám sát một cách chặt chẽ, đảm bảo đầu tư phải phù hợp quy hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ.
• Công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải đảm bảo giúp các cơ quan quản lý Nhà nước phân tích, đánh giá các hoạt động đầu tư để từ đó rút kinh nghiệm, đề xuất được các giải pháp, chính sách cũng như biện pháp thích hợp trong từng thời kỳ để nâng cao hiệu quả đầu tư.
• Công tác giám sát, đánh giá đầu tư một mặt giúp các ngành, các địa phương và chủ đầu tư chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định, có hiệu quả, mặt khác giúp đỡ giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc và hạn chế những sai lầm, lãng phí, thất thoát trong đầu tư.
• Nhà nước quản lý toàn diện đầu tư bằng cách tạo ra khung khổ pháp lý, định ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đầu tư và tổ chức hướng dẫn thực hiện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn bộ các khâu của quá trình đầu tư. Ban hành các quy định pháp lý và tổ chức thực hiện tốt các chế tài đối với các vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý đầu tư xây dựng, bao gồm cả việc xử lý hình sự, nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng tiêu cực, thất thoát lãng phí, tham nhũng … trong đầu tư xây dựng cơ bản.
c.Nhiệm vụ chủ yếu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư trong thời kỳ tới
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng lĩnh vực công tác, trong đó xác định rõ phạm vi và trách nhiệm trong từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung và trách nhiệm của từng cán bộ, chuyên viên ; Hoàn thành đúng tiến độ xây dựng các đề án công tác được Bộ giao, đặc biệt là việc xây dựng Luật đầu tư công ; Tham gia đào tạo hệ thống cán bộ thẩm định và giám sát đầu tư theo kế hoạch của Bộ.
b) Hoàn thiện quy trình mẫu thực công tác thẩm tra, thẩm định, giám sát đầu tư theo yêu cầu quy định (có tiêu chí, tiêu chuẩn, mẫu hoá các loại văn bản, báo cáo)
c) Thực hiện đúng quy trình, tăng cường công tác quản lý tiến độ (chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc), chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài cơ quan để đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án, quy hoạch.
d) Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan đơn vị trong và ngoài cơ quan, trao đổi, rút kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiệp vụ để rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác.
e) Tích cực chủ động triển khai công tác giám sát đầu tư trên tất cả các mặt:
• Tiếp tục hoàn thiện Cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư cần theo dõi, giám sát (thiết lập phần mềm quản lý và thu thập thông tin) ; xây dựng mạng thông tin về công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
• Phân công trách nhiệm rõ ràng cho cán bộ, chuyên viên về theo dõi, giám sát các cán bộ, chuyên viên về theo dõi, giám sát các dự án đầu tư
• Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư thường xuyên (giám sát các dự án nhóm A) và chế độ báo cáo định kỳ theo quy định ; đưa công tác giám sát đầu tư đi vào nền nếp.
• Tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các Bộ, ngành, địa phương về giám sát, đánh giá đầu tư ; Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ về công tác giám sát đầu tư.
• Đề xuất trình lãnh đạo Bộ và triển khai đề án giám sát tổng thể đầu tư toàn quốc và một vài ngành điểm
2.Tăng cường phân cấp trong quản lý đầu tư
Cần tiếp tục đẩy mạnh tăng cường phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư cho các cấp, các ngành sao cho phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư không thể chỉ một bộ phận cơ quan Nhà nước thực hiện (do không đủ khả năng cũng như không đủ thời gian) mà cần phải chia sẻ cho các cấp, các ngành. Đi đôi với việc phân cấp trong quản lý đầu tư, cần xác định rõ trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân, ban hành chế tài đủ mạnh nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động đầu tư.
3.Nhóm kiến nghị giải pháp về hệ thống thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
3.1.Tổ chức hệ thống giám sát, đánh giá chặt chẽ từ cấp Trung ương xuống địa phương
• Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư là đơn vị làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư, cung cấp các thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ và xử lý các vấn đề về giám sát, đánh giá đầu tư.
• Các Bộ, ngành chỉ định đơn vị (Vụ hoặc Ban kế hoạch) chịu trách nhiệm thường xuyên về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, ngành ; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị trực thuộc, các dự án được Bộ, ngành phân cấp hoặc uỷ quyền cho cấp dưới.
• Các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh, thành phố ; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phân cấp hoặc uỷ quyền cho cấp dưới.
• Doanh nghiệp, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của mình.
* Giám sát của cộng đồng
Bên cạnh việc giám sát thường xuyên, trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước, chủ các chương trình, các dự án đầu tư (kể cả dự án của tư nhân) sau khi quyết định đầu tư phải công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư (tên dự án, quy mô xây dựng, phạm vi chiếm đất, vốn đầu tư, nguồn vốn, chủ đầu tư, tiến độ thực hiện …) tại địa điểm thực hiện đầu tư, trụ sở Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có dự án, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo với Hội đồng nhân dân địa phương các cấp về các nội dung cơ bản của dự án để Hội đồng nhân dân và nhân dan địa phương giám sát. Dự án của các ngành, cơ quan trung ương phải thông báo cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án ; Dự án của các ngành và cơ quan cấp tỉnh phải thông báo cho Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi có dự án ; Dự án của các ngành và cơ quan cấp huyện phải thông báo cho Hội đồng nhân dân cấp xã nơi có dự án để Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức giám sát. Dự án do xã làm chủ đầu tư phải công khai trong cộng đồng nhân dân xã đó.
Nhà nước phải khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện dự án theo quyết định đầu tư và các quy định của Nhà nước, góp phần làm cho việc thực hiện dự án đúng quy định, tiết kiệm, có hiệu quả.
Giám sát của cộng đồng dân cư thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và Hội đồng nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội có thể gửi ý kiến về dự án đến cơ quan được giao là đầu mối tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các cấp. Dự án do cấp nào quản lý thì ý kiến giám sát cộng đồng được gửi về cơ quan đầu mối giám sát đầu tư cấp ấy.
Mặt khác, các cơ quan tiếp nhận ý kiến phải có trách nhiệm xem xét, kiến nghị xử lý những vấn đề phát sinh và thông báo các kết luận tới nơi gửi ý kiến đóng góp.
3.2.Ban hành các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư a) Quy định về chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
Để có báo cáo giám sát đánh giá đầu tư có chất lượng, phản ánh đúng tình hình thực tế thì Nhà nước cần có quy định chung về chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, cụ thể là:
• Các Bộ, ngành, địa phương định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng một lần, đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch đầu tư để tổng hợp. Các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo quy định của các Bộ, ngành và địa phương.
• Chủ đầu tư thực hiện báo cáo quý, 6 tháng và năm cho cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, ngành, tỉnh chủ quản của mình ; chủ đầu tư dự án của các Bộ, ngành đồng thời gửi báo cáo cho cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án.