0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư giai đoạn 2003-2006 của Vụ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 43 -47 )

của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4.1.Kết quả đạt được

• Đã triển khai thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư các dự án nhóm A theo quy định tại Nghị định 07/CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ ; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương các chủ đầu tư dự án nhóm A thực hiện báo cáo, tổ chức thực hiện giám sát các dự án …Bước đầu đã hình thành quy trình thực hiện giám sát, đánh giá dự án và giám sát tổng thể đầu tư, giám sát chuyên đề một số loại dự án.

• Thực hiện một số các báo cáo chuyên đề như giám sát các dự án giao thông đường bộ. đường Hồ Chí Minh ; tham gia với các Bộ quản lý ngành thực hiện một số chương trình giám sát đầu tư chuyên đề khác như các dự án thuỷ lợi, các dự án giáo dục, lâm nghiệp …

• Thực hiện giám sát một số dự án nhóm A kết hợp với việc xem xét điều chỉnh dự án. Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương và các an quản lý, Vụ đã theo dõi, xem xét tình hình thực hiện nhiều dự án nhóm A để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép điều chỉnh dự án. Đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cùng chủ đầu tư và ban quản lý dự án thực hiện giám

sát đầu tư nhiều chương trình dự án thuộc các ngành và các địa phương như: giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, kết cấu hạ tầng và dịch vụ đô thị, y tế, giáo dục. Đã thực hiện giám sát nhiều dự án quan trọng như: dự án giao thông (đường Hồ Chí Minh, các dự án Nam Sông Hậu ; cầu Cần Thơ, cải tạo nâng cấp các đường tỉnh lộ 18 tỉnh phía bắc), nhiều dự án quan trọng trong lĩnh vực y tế, giáo dục (dự án Y tế nông thông, dự án sản xuất văcxin sởi, dự án phát triển giáo viên tiểu học …), các dự án phát triển và kinh doanh cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình công nghiệp, công trình văn hoá xã hội quan trọng khác (các dự án cụ thể đã được nêu trong báo cáo của từng chuyên viên).Qua giám sát đầu tư đã nêu ý kiến về những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý dự án, đánh giá các vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp khắ phục khó khăn, trở ngại đẩy mạnh tiến độ thực hiện đầu tư. Nhiều trong số các dự án đã thực hiện giám sát nói trên đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ phản ánh kịp thời tình hình kiến nghị các giải pháp xử lý cụ thể để đảm bảo điều kiện thực hiện tốt dự án.

• Thực hiện giám sát tổng thể tình hình đầu tư trong cả nước và thực hiện giám sát một số dự án nhóm A, trong đó có những dự án quan trọng quốc gia. Báo cáo định kỳ giám sát tổng thể đầu tư được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo quy định.

Việc thực hiện giám sát đầu tư đã đạt được kết quả bước đầu, cả giám sát tổng thể cũng như giám sát dự án. Kết quả giám sát tổng thể đã góp phần phản ánh, cung cấp thêm thông tin tình hình quản lý đầu tư của các bộ, ngành, địa phương làm cơ sở để tìm kiếm giải pháp chấn chỉnh kịp thời. Kết quả giám sát đầu tư đã được phản ánh trong các báo cáo quan trọng của Bộ trình Chính phủ và Quốc hội. Nhiều dự án nhóm A sau khi thực hiện giám sát, đánh giá đã phát hiện những vấn đề cần xử lý, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư. ngoài ra, Vụ đã tham gia cùng với các đơn vị trong Bộ, các bộ, ngành liên quant ham gia các hoạt động giám sát, thanh tra một số dự án theo yêu cầu của Chính phủ.

4.2.Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù có nhiều cố gắng song công tác giám sát và đánh giá dự án đầu tư chỉ mới bắt đầu được tiến hành thực hiện một cách chính thức (bao gồm cả báo cáo đánh giá tổng thể lẫn báo cáo dự án đầu tư) từ năm 2004. Do vậy, Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư vẫn còn thiếu sót trong công tác giám sát đánh giá:

• Công tác giám sát, đánh giá đầu tư còn nhiều hạn chế ; Sự quản lý, theo dõi của lãnh đạo Vụ chưa thường xuyên, chưa kiểm tra đôn đốc tích cực thúc đẩy công việc nên số lượng dự án và các chuyên đề giám sát thực hiện được ít.

• Tổ chức thông tin trong Vụ chưa tốt, chưa hoàn thành được công việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thẩm định và giám sát đầu tư, tổ chức kiểm tra điều hành công việc trong Vụ

• Tuy xác định nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư là công tác trọng tâm, nhưng chưa tập trung vào việc thực hiện công tác này nên kết quả còn hạn chế: nội dung báo cáo giám sát tổng thể chưa sâu, chưa cụ thể ; chưa chủ động trong việc tổ chức giám sát các dự án nhóm A (chưa xây dựng được kế hoạch và cơ sở dữ liệu về các dự án cần theo dõi, giám sát) ; số lượng dự án Nhóm A được giám sát còn ít.

• Việc triển khai công tác giám sát, đánh giá đầu tư còn lung túng, kết quả thực hiện chưa nhiều ; còn có một số trường hợp thực hiện công việc chậm chưa đáp ứng yêu cầu.

• Số lượng các đơn vị tiến hành nộp báo cáo còn chưa đầy đủ và thiếu nghiêm túc. Ngoài ra, chất lượng báo cáo nộp còn thiếu chính xác, chất lượng thấp không phản ánh đầy đủ.

• Số đơn vị báo cáo đầy đủ nội dung theo quy định còn ít, Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư của một số Bộ, địa phương có chất lượng và nội dung cụ thể không nhiều. Nội dung báo cáo sơ sài, thiếu số liệu và phân tích đánh giá tình hình, thiếu đề xuất các biện pháp, nên hiệu quả thực tế của công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đạt được yêu cầu đề ra. Chất lượng các báo cáo chưa đạt yêu cầu là do công tác giám sát, đánh giá đầu tư triển khai tại các đơn vị nêu

trên chưa được quán triệt đầy đủ ; báo cáo của các chủ đầu tư dự án mang tính hình thức, thiếu các thông tin chi tiết, nên báo cáo tổng hợp của các Bộ, ngành cũng không có số liệu cụ thể. Tình hình trên đã hạn chế việc phân tích đánh giá tình hình đầu tư chung trong cả nước và không đạt được mục tiêu giám sát, đánh giá đầu tư ; công tác giám sát, đánh giá chưa đạt được kết quả mong đợi, cần có giải pháp đột phá và tiếp tục được chấn chỉnh mạnh mẽ hơn.

• Việc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện, tranh thủ ý kiến của lãnh đạo và chuyên gia ; chưa tập trung nghiên cứu và thúc đẩy tiến độ.

Có một số nguyên nhân của tình trạng trên, cụ thể là:

• Về khách quan:

+ Thực tế, khối lượng công việc thẩm định, thẩm tra dự án không giảm, các cán bộ, chuyên viên phải thực hiện theo yêu cầu thời gian thẩm định, do đó quỹ thời gian dành cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư bị hạn chế nên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này. Đồng thời, quy trình làm việc chung trong Bộ liên quan đến công tác giám sát đầu tư chưa được hoàn thiện và ban hành chính thức, do đó sự phân công phối hợp chưa rõ ràng giữa các đơn vị trong Bộ

+Phối hợp giữa các Bộ, ngành chưa tốt, nhiều yêu cầu triển khai công tác giám sát chưa được sự quan tâm của các bộ, ngành và chủ đầu tư ; còn sự chồng chéo và chưa thống nhất trong hoạt động này giữa các bộ, nên hiệu quả giám sát chưa cao. Thiếu chế tài đủ mạnh để các bộ, ngành và địa phương thực hiện đầy đủ và nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư

+ Báo cáo của các bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về thời gian và nội dung báo cáo.

+ Năng lực và kinh nghiệm của Vụ còn hạn chế.

• Về chủ quan:

+ Chỉ đạo, lãnh đạo chưa cân đối giữa nhiệm vụ thẩm định và giám sát đánh giá đầu tư

+ Chuyên viên chưa thực hiện đúng kế hoạch công tác về giám sát đầu tư ; một số cán bộ, chuyên viên thiếu theo dõi liên tục, chưa theo dõi sát tiến độ thực hiện đầu tư, chưa nghiên cứu kỹ các báo cáo của chủ đầu tư hay của ngành.

+ Chưa tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác giám sát, đánh giá đầu tư để bổ túc nghiệp vụ cho các cán bộ, khắc phục kịp thời các thiếu sót, đẩy mạnh công tác này.

Chương II: Kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng công tác

giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 43 -47 )

×