Sự khác biệt giữa hệ thống báo cáo tài chínhcủa Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (Trang 35 - 38)

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu tiêu chuẩn hóa và hài hòa các nội dung, nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia khác nhau ngày càng cao, đặc biệt sự hài hòa, thống nhất trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính. Vì vậy, các quốc gia đều tìm cho mình một con đường để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia một cách phù hợp nhất.

Việt Nam, Pháp đã vận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với đặc thù nền kinh tế của nước mình và ban hành thêm chuẩn mực kế toán quốc gia của mình.

Cụ thể có sự khác biệt như sau:

1.3.3.1. Quan điểm về soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính thường được trình bày dựa trên hai quan điểm là tuân thủ pháp luật và tính thương mại hợp lý.

Quan điểm tuân thủ luật pháp: theo quan điểm này, các báo cáo tài chính được soạn thảo theo luật quy định sẵn, đồng thời có xem xét đến sự phù hợp của báo cáo tài chính với thực tế kinh doanh. Quan điểm này chú trọng đến:

- Việc bảo vệ lợi ích của các chủ nợ và những người cho vay cao hơn quyền lợi của nhàđầu tư.

- Việc xác định các khoản tiền thuế mà doanh nghiệp phải đóng. Tài đó dẫn đến những quy định rất chi tiết vềđo lường thu nhập, đánh giá tài sản và cách ghi chép các khoản mục trên báo cáo tài chính. Điều này có nghĩa là

các báo cáo tài chính phảI được soạn thảo, sử dụng vì lợi ích của các cơ quan tài chính hơn là cho những người sử dụng khác.

Việt Nam và Pháp trình bày báo cáo tài chính nghiêng theo quan điểm này. * Quan điểm thương mại hợp lý: khuôn mẫu luật pháp cứng nhắc hơn và các yêu cầu về thuế không quyết định hình thức báo cáo tài chính, chỉ có một quy định không được vi phạm đó là các báo cáo tài chính phảI đưa ra một bức tranh rõ ràng, hiện thực về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty được báo cáo. Với quan điểm này, việc quan trọng là cung cấp thông tin cho các nhàđầu tư.

Mỹ là nước lập báo cáo tài chính chú trọng đến quan điểm này.

1.3.3.2. Cách trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Tại Pháp, các thông tin trên bảng cân đối kế toán được trình bày hoàn toàn ngược với cách trình bày của Việt Nam và Mỹ. Các khoản mục bên tài sản được trình bày theo thứ tự tính thanh khoản tăng dẫn, còn các khoản mục bên nguồn vốn được trình bày theo thứ tự tính tự chủ về nguồn vốn giảm dần.

Các thông tin trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh của Việt Nam khác với Mỹ. Báo cáo kết quả kinh doanh của Mỹ chỉ trình bày thông tin theo hai hoạt động: thu nhập, chi phí của hoạt động kinh doanh; lãi và thu nhập, lỗ và chi phí của hoạt động khác.

Cách phân loại thông tin trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Việt Nam có một sốđiểm khác so với chuẩn mực kế toán quốc tế và Mỹ. Ví dụ như Việt Nam phân loại khoản tiền lãi thu từ hoạt động cho vay là luồng tiền từ hoạt độn đầu tư còn chuẩn mực kế toán quốc tế và Mỹ lại phân loại vào luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.

1.3.3.3. Báo cáo tài chính các tập đoàn

Hiện nay Việt Nam đã ban hành chuẩn mực kế toán số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán đầu từ vào công ty con, mục đích làđể hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn

gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Báo cáo tài chính hợp nhất phải thể hiện được các thông tin và tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt.

Theo đó, tất cả các công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất, ngoại trừ công ty mẹđồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ và nếu được các cổđông thiểu số trong công ty chấp thuận thì không phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất các báo cáo tài chính của tất cả các tông ty con ở trong và ngoài nước, ngoại trừ các công ty con mà quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉđược mua và nắm giữ mục đích bán lại trong tương lai gần ( dưới 12 tháng) hoặc hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài vàđiều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

Quyền kiểm soát của công ty mẹđối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của công ty con. Trong các trường hợp sau đây, quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con:

- Các nhàđầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết.

- Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận.

- Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãI miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

- Công ty mẹ có quyền bỏđa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý.

* Đối chiếu báo cáo tài chính của các tập đoàn Pháp, ta thấy: Khi một doanh nghiệp có một hay nhiều công ty con, các nhà quản lý phải phát hành các báo cáo

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w