- Đối với BCTC hợp nhất của toàn Tổng công ty:
2. Số dư bình quân các khoản phải thu đồng 417.207.988.157 3.Giá trị tài sản bình quânđồng 1013.950.139
3.4.1. Điều kiện vĩ mô
Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Nhà nước có vai trò và tham gia vào tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình cung cấp và sử
dụng các báo cáo tài chính, từ việc cải thiện môi trường pháp lý chung, cải cách hệ thống pháp lý về kế toán đến việc thẩm định các báo cáo tài chính và sử dụng các thông tin trên báo cáo tài chính. Vì luật Kế toán mới được ban hành, nên trong quá trình thực hiện, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các nội dung sau:
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán:
Hiện nay, tình trạng vi phạm luật pháp về lĩnh vực kinh tếđang diễn ra phổ biến và nghiêm trọng đã gây khó khăn cho sự phát triển kế toán nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Hệ thống pháp luật kế toán hoàn thiện chính làđiều kiện cần thiết để cho hệ thống kế toán phát triển lành mạnh: các pháp nhân và các thể nhân tuân thủ các chếđộ kế toán, báo cáo trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về kế toán cần thực hiện theo các hướng sau:
Thứ nhất, cần hệ thống lại các văn bản kế toán đã ban hành một cách khoa học, hợp lýđể phát hiện được những mâu thuẫn giữa nội dung của một số văn bản, từđóđưa ra phương hướng khắc phục.
Thứ hai, cần ban hành quy định sử phạt thật nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về kế toán.
- Vấn đề về kiểm toán báo cáo tài chính: kiểm toán báo cáo tài chính sẽ góp phần nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính làm cho thông tin kế toán được cung cấp trở nên đáng tin cậy hơn, hữu ích trong việc ra quyết định kinh tế.
Hiện nay báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thểđược kiểm toán bởi 03 loại hình kiểm toán: Kiểm toán Nhà Nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên việc sử dụng 03 loại hình này vào việc kiểm toán báo cáo tài chính còn có những tồn tại cần phải giải quyết. Ví dụ như hiện nay ngoài Kiểm toán Nhà Nước các doanh nghiệp Nhà Nước còn chịu sự quản lý của các ngành chức năng như Cục thuế… mà các ngành chức năng này cũng thực hiện các công việc như Kiểm toán Nhà nước. Do vậy, việc cơ quan quản lý Nhà Nước thực hiện kiểm toán
đối với các doanh nghiệp đôi khi còn có sự chồng chéo về chức năng gây mất thời gian và lãng phí cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan kiểm tra.
- Nhà Nước và các cơ quan chức năng, nhất làđối với Bộ tài chính nên ban hành một số nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính có thể có tính chất bắt buộc hoặc có tính chất tham khảo cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với từng loại hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Hiện nay, một số văn bản chếđộ ban hành còn chậm giữa các ngành có liên quan như chếđộ tài chính, chếđộ thuế, chếđộ kế toán… dẫn tới các doanh nghiệp còn lúng túng trong vấn đề thực hiện đặc biệt là trong việc lập báo cáo tài chính. Vì vậy kiến nghị với các ngành các cấp cần ban hành các chếđộ, chính sách cần kịp thời, đồng bộ, rõ ràng và thống nhất giữa các ngành chức năng để các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện.
Và cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nước nên chấp nhận những mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn như: phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành, trình bày đầy đủ thông tin bắt buộc, trình bày những thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chếđộ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới.