- Đối với BCTC hợp nhất của toàn Tổng công ty:
2. Số dư bình quân các khoản phải thu đồng 417.207.988.157 3.Giá trị tài sản bình quânđồng 1013.950.139
3.4.2. Điều kiện vi mô
- Tổng công ty cần quy định các mẫu biểu và chỉ tiêu phân tích đánh giá tình hình tài chính trong toàn Tổng công ty và yêu cầu các đơn vị thành viên phải thực hiện hàng năm.
- Thực hiện chương trình kế toán thống nhất trong toàn Tổng công ty
- Nâng cao năng lực của các cán bộ kế toán đểđảm bảo chất lượng của báo cáo tài chính. Để kết quả phân tích cóđộ tin cậy cao thì cán bộ chuyên trách không chỉ phải am hiểu về nghiệp vụ tài chính mà còn phảI am hiểu nghiệp vụ kinh doanh
vàđặc thù của công ty mình. Hiện nay, thực trạng phân tích tài chính là kiêm nhiệm bởi bộ phận tài chính – kế toán kiêm nhiệm. Trong khi đó, nhân viên phân tích tài chính là những người có liên quan đến việc thu thập và phân tích những thông tin tài chính, phân tích xu hướng vàđưa ra các dự báo kinh tế. Tuy nhiên , Tổng công ty vẫn còn coi nhẹ việc này.
Công việc của các nhân viên phân tích tài chính là vô cùng quan trọng vì các đề xuất của họ hỗ trọ cho Nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định tài chính. Điều đóđòi hỏi nhân viên phân tích phải đọc nhiều để nắm bắt được các thông tin liên quan, các vấn đề về pháp luật, biến động thị trường, các tình hình hoạt động được tăng tảI trên tạp chí, sách báo. Vì vậy, Tổng công ty cần phải chú trọng đến các vấn đề như: chọn lọc những nhân viên cho bộ phận tài chính phải có trình độ cơ bản về tài chính và có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính của Tổng công ty; không ngừng đào tạo các cán bộ chuyên trách thông qua các khóa đào tạo, tập huấn của Bộ tài chính, thuế; kịp thời tiếp nhận những thay đổi về chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới; bổ sung những kiến thức mới về pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên báo, công báo, các trang Web liên quan; khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải…
Ngoài ra nên thành lập một bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính trên cơ sở phân tích có thểđề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Mặt khác, để cóđược những thông tin kế toán có giá trị thì Tổng công ty nên có những biện pháp kiểm tra bằng chính nội bộ hoặc kiểm toán. Không những thế, công tác kế toán phải tuân thủ theo chếđộ kế toán mới và những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam.
KẾTLUẬN
Cùng với tiến trình phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Tuy nhiên, do môI trưởng kinh tế luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính cần thiết phảI không ngừng được đổi mới và hoàn thiện phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế vàđáp ứng được nhu cầu cảu công tác quản lý trong doanh nghiệp và của những người sử dụng thông tin khác.
Trên cơ tìm hiểu thực tế tại Tổng công ty Sông Đà, tác giảđã hoàn thành đề tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công ty Sông Đà” với những nội dung cơ bản được đề cập như sau:
Khái quát vai trò, đặc điểm và xu hướng phát triển của Tổng công ty. Đề tài cũng khảo sát công tác lập báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty.
Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất thêm một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính phù hợp với chếđộ hiện hành và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành.