Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty rau quả Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Rau Quả Viêt Nam (Trang 27 - 30)

I. Tình hình chung ở tổng công ty rau quả việt nam:

2. Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty rau quả Việt Nam.

2.1. Sự hình thành:

Trớc năm 1988 việc sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả đã đợc hình thành và phát triển theo 3 khối: khối sản xuất, khối chế biến và khối kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả song song với việc chia cắt đó, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của ngành cũng bị phân tán, không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm chung nh nghiên cứu tạo giống mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ cán bộ…

Do bị chia cắt thành 3 khối nh trên, đã hạn chế rất nhiều khả năng phối hợp thích ứng của cả 3 khu vực, thậm chí còn mô thuẫn cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh h- ởng sấu đến lợi ích toàn ngành. Vì vậy tháng 2-1988 nhà nớc đã quyết định thành lập “Tổng công ty rau quả việt nam” bằng cách hợp nhất 3 khối trên về một đầu

mối do bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý từ đó Tổng công ty rau quả Việt nam trở thành một đơn vị kinh tế chuyên ngành rau quả lớn nhất với hơn 37.000 cán bộ công nhân viên, 72 đầu mối trực thuộc trải khắp trên 17 tỉnh thành trong phạm vi vả nớc.

2.2. Quá trình hoạt động từ 1988 2000.

2.2.1. Thời kỳ 1988 1990:

Sau khi tổng công ty đợc hình thành và tổ chức lại, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu đã có bớc chuyển biến thực sự cả về bốn mặt: Sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu và nghiên cứu khoa học chuyên ngành, so với bình quân năm của cả hai thời kỳ (1981 - 1985)và (1986 - 1987) thì bình quân năm của thời kỳ 1988 –1990 đạt nh sau:

+ Kim ngạch xuất khẩu đạt 51,6 triệu Rúp + USD / năm, tăng 116% và 17%. + Sản lợng công nghiệp đạt 28700 tấn / năm, tăng 68% và 19%.

+ Sản lợng nông nghiệp đạt 29000 tấn / năm, tăng 33% và 22%.

2.2.2. Thời kỳ 1991 1994:

- Về sản xuất nông nghiệp: sản phẩm chủ yếu năm 1994 đạt 29278 tấn, tăng 39,7% so với năm 1991.

- Về chế biến công nghiệp: đây là khối khó khăn nhất do khủng hoảng thị tr- ờng suất khẩu, thiết bị cũ, giá thành cao, khó cạnh tranh nên sản lợng chế biến hàng xuất khẩu mấy năm qua giảm dần. Nhng do tích cực thay đổi cơ cấu mặt hàng, mẫu mã, bao bì, đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ hàng trong nớc nên hiệu quả chung đã tăng nên từ chỗ hầu hết các đơn vị trong các năm 1990,1991 đều lỗ, hai năm nay (1993,1994) nhiều đơn vị đã có lãi nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trớc.

- Về xuất nhập khẩu: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1994 đạt gần 20,5 triệu Rup +USD tăng 15,9% so với năm 1991. Trong đó xuất nhập khẩu sang thị trờng khu vực II tăng nhanh, bình quân thời kỳ 1991 – 1994 đạt 10,06 triệu USD / năm, gần gấp 9 lần bình quân thời kỳ 1988 – 1990 và hơn 10 lần so với thời kỳ 1981 – 1985.

- Về nghiên cứu khoa học tổng công ty đã tập trung đầu t hình thành viện nghiên cứu rau quả. Ngoài phần nhà nớc đầu t 885 triệu đồng, tổng công ty đầu t 2463 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất ho viện, đến nay viện đã

trở thành viện nghiên cứu khang trang trong ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Trong 5 năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn nhng viện đã triển khai đợc 177đề tài, trong đó có: 13 đề tài cấp nhà nớc, 89 đề tài cấp bộ và 75 đề tài cấp tổng công ty đến nay có 110 đề tài đã kết thúc, trong đó có nhiều đề tài đã đợc sử dụng có hiệu quả trong sản xuất

- Về hệ quả chung: Doanh thu năm 1994 đạt 291,5 tỷ đồng, tăng 14%so với năm 1991. Nộp ngân sách từ năm 1991 – 1994 bình quân năm sau cao hơn năm trớc 39,5% riêng năm 1994 đạt 28,5 tỷ đồng tăng 168% so với năm 1991.

Số đơn vị làm ăn có lãi ngày càng tăng, từ 18 đơn vị (1990), 22 đơn vị (1991), năm 1994 tăng 33 dơn vị. Ngợc lại số đơn vị làm ăn thua lỗ ngày càng giảm, tơng ớng là 25,15 và 12 dơn vị

- Thời kỳ 1996 đến nay: Thời kỳ này tổng công ty hoạt động với mô hình mới theo quyết định 90_CP trong điều kiện ta đang tiến hành công nghiệp hóa đại hóa đất nớc, cùng với những bài học kinh nghiệm về nền kinh tế thị tr- ờng từ mấy năm qua, qua đó tổng công ty đã tìm cho mình hớng đi vững chắc hơn, tạo đợc uy tín với tất cả bạn hàng trong và ngoài nớc.

Biểu 1: bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

(Báo cáo quyết toán năm 1998,1999,2000)

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Các năm thực hiện

1998 1999 2000

Tổng doanh thu 410892 547054 573681

Các khoản giảm trừ 2447 3497 3917

1. Doanh thu thuần. 408445 543575 569764

2. Giá vốn hàng bán. 363954 492283 511430

3. Lợi nhuận gộp. 44491 51292 58334

4. Chi phí bán hàng. 30027 36766 36293

5. Chi phí quản ký doanh nghiệp. 71534 17854 20870 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD. -3070 -3328 1171

- Thu nhập hoạt động tài chính. 5072 5770 5201

- Chi phí hoạt động tài chính. 3361 3023 4165

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động thuần túy. 1711 2747 1032

- thu nhập bất thờng. 9775 11397 10235

- Chi phí bất thờng. 6264 7600 7883

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thờng. 3511 3797 2352

9. Tông lợi nhuận trớc thuế. 2152 3216 4549

10. Thuế thu nhập DN phải nộp. 689 1029 1459

11. Lợi nhuận sau thuế. 1463 2187 3090

Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của tổng công ty qua các năm 1998, 1999,

2000 tăng dần, năm 1998 doanh thu đạt 408.445 triệu đồng,năm 1999 tăng so với năm 1998 là 135.130 triệu đồng, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 26.189 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 1.463 triệu đồng (năm 1998) tăng lên 3.090 triệu đồng (năm 2000).

Tổng công ty có 22 đơn vị thành viên thì 20 đơn vị có lãi và 2 dơn vị bị lỗ, năm 2000 con số này có sự thay đổi, chỉ còn 15 đơn vị lãi, 4 đơn vị hòa, và 3 dơn vị lỗ.

Nhìn chung trong các năm gần đây Tổng công ty rau quả là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Rau Quả Viêt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w