Có chính sách phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và thu hút

Một phần của tài liệu Hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ của Cty TNHH Trần Gia (Trang 51 - 59)

5. Kết cấu đề tài

3.2.2.5 Có chính sách phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và thu hút

và thu hút khách du lịch quốc tế:

Tìm kiếm và phát triển các làng nghề truyền thống

Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được sản xuất chủ yếu ở các làng nghề truyền thống. Vì vậy để đảm bảo nguồn hàng cho xuất khẩu, Nhà nước nên có những chính sách phát triển làng nghề truyền thống.

Trong những năm gần đây, hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho các làng nghề truyền thống có sự phân hoá rõ rệt: một số làng nghề phát triển mạnh (như nghề gốm, chạm khảm, chế biến gỗ, mây tre), một số làng nghề lại phát triển cầm chừng (nghề đồ sành, đúc đồng…), có những làng nghề gặp nhiều khó khăn (nghề giấy gió, gò đồng…) và một số làng nghề đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất đi. Các làng nghề có điều kiện và cơ hội phát triển thì lại gặp phải một số khó khăn như thiếu vốn hoạt động, cơ sở hạ tầng yếu kém, ô nhiễm môi trường…

Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt chú ý đến các nghệ nhân

- Nhà nước cần có giải pháp và kế hoạch phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở địa phương trong cả nước.

- Các làng nghề với tư cách là một đơn vị hành chính, một tổ chức làm ăn có tính phường hội cũng cần được Nhà nước hỗ trợ để xử lý một số vấn đề cơ sở hạ tầng, môi trường… Chính phủ có thể xem xét phê duyệt cấp vốn đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, bến bãi, đường dây tải điện…) của các làng nghề có xuất khẩu trên 30% giá trị sản lượng hàng hoá.

- Đối với nghệ nhân - những người thợ cả có vai trò rất lớn đối với nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Nhà nước có thể áp dụng các chính sách như:

Phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân”, “Bàn tay vàng” cho những người thợ giỏi, có nhiều đóng góp vào việc giữ gìn, phát triển làng nghề và kèm theo các giải thưởng nhằm khuyến khích họ phát huy tài năng.

Bồi dưỡng miễn phí các kiến thức về hôi họa, mỹ thuật cho các nghệ nhân tại các trường cao đẳng mỹ thuật.

Bảo hộ quyền sở hữu đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá.

Với xu hướng phát triển của ngành du lịch hiện nay, khách du lịch đến Việt Nam sẽ ngày càng đông, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ lại là một món quà thật độc đáo cho khách du lịch nước ngoài. Để tận dụng lợi thế này, Nhà nước nên có các chính sách phát triển ngành du lịch, gắn liền với việc tăng cường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ bằng một số hoạt động như phát triển du lịch văn hoá, tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống, liên hệ và đón tiếp các đoàn khách du lịch nước ngoài, có các chính sách đầu tư cho làng nghề để phát triển du lịch…qua đó làm tăng lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài bằng hình thức xuất khẩu tại chỗ.

KẾT LUẬN

Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước, là những sản phẩm của ngành nghề thủ công truyền thống, mang đậm nét của một nền văn hoá dân tộc, có những dấu ấn lịch sử. Hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế theo sự phát triển giao lưu văn hoá giữa các nước, các dân tộc trên thế giới. Quan tâm phát triển các ngành nghề này, mở rộng tiêu thụ các sản phẩm được làm ra trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, làm sống động những ngành nghề truyền thống là thiết thực bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm qua công ty TNHH Trần Gia đã đạt những thành tựu nhất định, cơ cấu tổ chức tương đối ổn định, thị trường được mở rộng, quan hệ buôn bán với trên 40 nước. Có được những thành tựu như vậy là do sự cố gắng nỗ lực rất nhiều của toàn cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại và khó khăn mà hiện nay công ty đang tìm cách tháo gỡ đang cần sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Trần Gia, em đã tìm hiểu về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam nói chung, qua đó cố gắng phân tích và đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty để từ đó tổng hợp một cách có hệ thống và cập nhật các thông tin phân tích thị trường, kim ngạch và số lượng hàng hóa thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty... Từ đó nêu lên các biện pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường, tăng thêm khả năng xuất khẩu hàng hóa của công ty và một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta nói chung về phía nhà nước.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình và các sách tham khảo:

- Bouding K.E (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London

- Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), Kinh tế quốc tế, NXB Lao động xã hội Hà Nội

- Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP.HCM - Vũ Hữu Tửu (2005), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB giáo dục - Vũ Từ Trang (2002), Nghề cổ nước Việt, NXB Văn hóa dân tộc 2. Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Trần Gia 3. Báo và Tạp chí:

- An Yên, Vị thế hàng thủ công : Trở ngại trong sản xuất và xuất khẩu”, Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 10/8/2008

- Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nam : Khắc phục khó khăn, khai thác tiềm năng xuất khẩu” - Tạp chí Mỹ nghệ & Kim hoàn số 96

- Lê Văn Lan, Văn hóa nông thôn và làng nghề, Tạp chí Sản phẩm và Làng nghề Việt Nam tháng 8/2008

- Nguyễn Văn Hóa, Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam qua các thời kỳ, Tạp chí Sản phẩm và Làng nghề Việt Nam tháng 12/2008

- Phùng Long, Hàng thủ công mỹ nghệ – thị trường và những khó khăn, Tạp chí Sản phẩm và Làng nghề Việt Nam tháng 4/2009

- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu, Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Hà Nội, 3/2007 4. Các trang web:

- Trang điện tử giới thiệu về hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: http://www.vietnamhandcraft.com/

http://www.rattanvina.com.vn/Main.aspx http://www.vietnamhandbag.com/

- Trang web giới thiệu các sản phẩm gốm sứ thủ công Bát Tràng: http://www.worldgems.com.vn

- Trang tin điện tử của Bộ Công Thương: http://www.moit.gov.vn - Trang tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn - Trang web tin tức kinh doanh và tài chính: www.vneconomy.com.vn - Báo điện tử Vnexpress: www.vnexpress.net

- Báo điện tử nhân dân: www.nhandan.org.vn - Báo điện tử Việt Nam net: http://vietnamnet.vn/

Một phần của tài liệu Hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ của Cty TNHH Trần Gia (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w