Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ của Cty TNHH Trần Gia (Trang 28)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Công ty TNHH Trần Gia có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản và con dấu riêng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập nên công ty phải đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là không trái với pháp luật, thực hiện mọi chế độ kinh doanh theo luật Thương mại Việt Nam, chịu mọi trách nhiệm về hành vi kinh doanh.

Trong quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới. Các cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều, nếu như doanh nghiệp thu, tìm được nhiều bạn hàng thì sẽ xuất khẩu được nhiều hàng hoá và sẽ thu được nhiều ngoại tệ cho quốc gia cũng như cho chính doanh nghiệp để đầu tư phát triển. Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp thu được khoa học kĩ thuật, từ đó có khả năng củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao mẫu mã, chất lượng, uy thế và địa vị của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm của mình củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu, mục đích để tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường thế giới.

Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Trần Gia có những chức năng và nhiệm vụ như sau:

- Tổ chức sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

- Tổ chức thu mua từ các chân hàng, các công ty để xuất khẩu

- Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dệt gia dụng và các loại mặt hàng khác được Chính phủ cho phép

- Thực hiện hoạt động kinh doanh an toàn và có lãi, đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống cho cấn bộ, công nhân viên trong công ty

2.1.2.2 Quyền hạn của công ty

Công ty TNHH Trần Gia có các quyền hạn sau đây:

- Có quyền tự do sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký

- Công ty được chủ động giao dịch, đàm phán, kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.

- Được vay vốn ở trong và ngoài nước, được liên doanh liên kết với các tổ chức, đơn vị kinh tế trong và ngoài nước

- Công ty có quyền bảo vệ hợp pháp uy tín của mình về tất cả mọi phương diện: tư cách pháp nhân, mẫu mã, đề tài, uy tín sản phẩm…

- Được quyền khước từ mọi hình thức thanh, kiểm tra của các cơ quan không được pháp luật cho phép

- Được mở rộng các cửa hàng đại lý mua bán ở trong và ngoài nước để bán và giới thiệu sản phẩm

2.2 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Trần Gia

Trong những năm qua, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, điều đó được thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của công ty qua từng năm.

2.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty những năm gần đây (2005-2009)

Đơn vị: 1000 USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch Xuất khẩu 10566 7493 10718 12096 10404 Tốc độ tăng trưởng (%) - -29 43 12,86 -13,98

(Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng Tài chính Kế hoạch)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có tốc độ tăng trưởng khác nhau, có năm tăng, cũng có năm giảm. Qua đó ta thấy thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng giảm thất thường. Để thấy rõ hơn điều này, ta xem biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của công ty các năm gần đây:

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2005 2006 2007 2008 2009

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

từ 2005 đến 2009

Đơn vị:1000USD

Trong 5 năm gần đây (2005 – 2009) tốc độ tăng cao nhất là 43% hay 3.225.000 USD đó là năm 2007 so với 2006 song có năm giảm đến 29% (năm 2006 so với 2005). Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong khoảng thời

gian từ năm 2008 đến 2009 cũng không loại trừ công ty, khiến cho kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2009 so với năm 2008 cũng giảm đến 13,98%. Để hiểu rõ lý do tại sao có điều đó xảy ra ta hãy xem chi tiết vào cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất khẩu.

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia Đơn vị: 1000USD Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu Hàng gốm sứ Hàng sơn mài Hàng cói, ngô, dừa, mây Hàng thêu ren Hàng dệt may Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác 2005 10566 1607 302 1008 2386 3109 2154 2006 7493 1396 1441 1140 1504 379 1633 2007 10718 2894 929 1730 1211 1028 2926 2008 12096 4203 624 957 1347 795 4170 2009 10404 3815 1966 812 1584 965 1262 Tổng 51277 13915 5262 5647 8032 6276 12145 (Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng Tài chính Kế hoạch)

Qua bảng trên ta thấy rằng mặt hàng xuất khẩu của công ty Trần Gia là tương đối đa dạng, song tập trung lớn vào hai mặt hàng chủ đạo là: hàng gốm sứ và thêu ren. Hai mặt hàng này luôn là hai mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong số những mặt hàng xuất khẩu của công ty.

0 1000 2000 3000 4000 5000 2005 2006 2007 2008 2009

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng những năm gần đây của công ty Đơn vị: 1000USD

Hàng gốm sứ

Hàng sơn mài

Hàng cói, ngô, dừa, mây

Hàng thêu ren

Hàng dệt may

Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác

Tốc độ xuất khẩu của mặt hàng gốm sứ qua các năm không đều, đặc biệt năm 2007 trị giá xuất khẩu hàng gốm sứ trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 2.894.000USD chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 107,3% so với năm 2006. Qua số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu hàng gốm sứ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty là 27,14%. Đây là một mặt hàng trong những năm gần đây tiêu thụ khá mạnh, được coi là mặt hàng chủ lực của công ty. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu hàng gốm sứ trong những năm gần đây so với tổng kim ngạch xuất khẩu là tăng, tuy nhiên không đều và có năm giảm do công ty còn gặp khó khăn nhất định, đặc biệt năm 2009 hàng gốm sứ giảm 9,23% so với 2008.

Trị giá xuất khẩu hàng sơn mài mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 10,26%. Năm 2006 trị giá xuất khẩu là: 1.441.000USD chiếm tỷ trọng 19,23%, tăng 377,15% so với năm 2005. Song năm 2007 và 2008 lại giảm, đặc biệt là năm 2008 trị giá xuất khẩu của mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng 5,16%, giảm đến 32,83% so với năm trước. Nhưng năm 2009, do có đổi mới về mặt hàng này, kim ngạch xuất khẩu của công ty lại tăng lên 1.966.000USD.

Tỷ trọng xuất khẩu trung bình hàng cói, mây, ngô, dừa trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia là 11,01%. Tỷ trọng xuất khẩu có những năm cao, đặc biệt năm 2007 tốc độ tăng khá cao là 51,75% so với năm 2006. Nhưng giai đoạn 2008 – 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm mạnh. Năm 2008 là 957.000USD chiếm tỷ trọng 7,91% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung, giảm 44,68 % so với năm 2007, năm 2009 tỷ trọng đạt 7,80 % giảm 15,15% so với năm 2008 do khủng hoảng kinh tế. Hiện nay, công ty đang đa dạng hoá mặt hàng này, sản xuất theo thị hiếu tiêu dùng để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Qua bảng số liệu trên trị giá xuất khẩu hàng thêu ren chiếm tỷ trọng 15,66% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren của công ty tăng không đều qua các năm, năm tăng, năm giảm, thị trường biến động thất thường. Năm 2006 trị giá xuất khẩu hàng thêu ren đạt 1.504.000USD đạt tỷ trọng 20,07%, giảm 36,97% so với 2005. Đến năm 2009 do công ty có những thay đổi nhất định, cải tiến mẫu mã, tạo ra kiếu dáng riêng và tính độc đáo đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu lên 1.584.000USD, đặc biệt thị trường mở rộng, hiện nay công ty đã xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới gấp đôi số nước xuất khẩu trong nhữmg năm trước kia nên giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên. Tuy nhiên công ty cần phải nghiên cứu thị trường, tích cực thay đổi kiểu dáng mẫu mã, chất lượng để cạnh tranh với các đối thủ, thu hút khách hàng.

Hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu rất bấp bênh, lúc tăng mạnh, lúc giảm mạnh, tính chất đặc biệt của mặt hàng này là tính độc đáo, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Năm 2007 tỷ lệ tăng 171,2%, song năm 2006 giảm 87,8%. Vài năm gần đây việc xuất khẩu mặt hàng này càng trở nên khó khăn do công ty chưa cạnh tranh được với các đối thủ về giá cả, chất lượng, mẫu mã, đặc biệt chưa tìm ra thị trường mới, trong khi thị trường cũ lại mất đi nên năm 2008 và 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty giảm nhẹ so với 2007.

Ta thấy từ năm 2005 đến 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác của công ty đạt 12.145.000USD, đạt tỷ trọng 23,68% tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu từng năm không ổn định. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 2.926.000USD

chiếm tỷ trọng 27,3 %, tăng 79.18% so với năm 2006. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.262.000USD đạt tỷ trọng 12.13%, giảm 69,74% so với 2008. Do vậy công ty cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao dẫn đến tình trạng này và tìm cách khắc phục.

2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Trần Gia Đơn vị: 1000USD Năm Tổng kim ngạch Bắc Mỹ Nhật Bản Đài Loan Tây- Bắc Âu Đông Âu- SNG Thị trường khác 2005 10566 1890 436 1302 1654 4870 414 2006 7493 2356 1045 1706 1267 821 298 2007 10718 2837 1492 1720 2042 997 1630 2008 12096 2815 979 1769 3661 2169 703 2009 10404 3213 1015 1012 4554 165 445 Tổng 51277 13111 4967 7509 13178 9022 3490 (Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng Tài chính Kế hoạch)

Qua số liệu trên bảng ta thấy, thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Tây-Bắc Âu. Trong những năm gần đây, khu vực thị trường này luôn chiếm một tỷ trọng lớn hàng hóa xuất khẩu của công ty và không ngừng tăng lên qua các năm.

0 1000 2000 3000 4000 5000

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu của công ty những năm

gần đây Đơn vị: 1000USD Bắc Mỹ Nhật Bản Đài Loan Tây-Bắc Âu Đông Âu-SNG Thị trường khác

Từ năm 2005 – 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Tây – Bắc Âu đạt 13.178.000USD hay 25,70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các thị trường Đức, Hà Lan, Pháp đều thuộc khối EU, họ thích các mặt hàng gốm sứ, hàng cói và một số hàng mỹ nghệ chạm khảm, họ mua hàng với giá trị lớn, đòi hỏi cao về mỹ thuật, làm ăn sòng phẳng nghiêm túc. Thị trường Pháp chủ yếu là thêu ren, sơn mài mỹ nghệ, có thẩm mỹ cao, kiểu dáng đẹp. Đây chính là cơ hội để công ty cần duy trì và phát triển thêm thị trường bằng cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu của công ty là thị trường Bắc Mỹ với 25,57% tổng giá trị mặt hàng xuất khẩu trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, giai đoạn 2007-2008, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này có xu hướng giảm nhưng không đáng kể.

Từ năm 2005-2009 tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đông Âu-SNG chiếm trị giá 9.022.000USD hay 17,59% tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh, (tăng 117,55% so với 2007), nhưng năm 2009 lại giảm đến 92,39 % do không có động lực để thay đổi mẫu

mã, kiểu dáng của hàng hóa xuất sang khu vực này. Đây là thị trường truyền thống do vậy công ty cần có biện pháp khôi phục thị trường này.

Ngoài ra, không thể không kể đến hai thị trường xuất khẩu đầy triển vọng là Nhật Bản và Đài Loan. Từ năm 2005 đến 2009, giá trị xuất khẩu hàng hóa của công ty sang Nhật Bản chiếm 9,69%, sang Đài Loan chiếm 14,64% trên tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2008 giá trị xuất khẩu sang có giảm nhưng đến năm 2009 do Nhật có văn hoá đặc trưng, công ty đã có thay đổi nhất định trong kiểu dáng, mẫu mã, mang đậm văn hoá Phương Đông nhằm phát triển thị trường đầy hứa hẹn này nên giá trị xuất khẩu đã tăng 3,67% so với năm trước. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu của công ty sang Đài loan năm 2009 chỉ còn 1.012.000USD, giảm 42,79%. Nguyên nhân do công ty bị cạnh tranh bởi kiểu dáng, mẫu mã đặc biệt là giá cả của Trung Quốc. Tuy nhiên Đài Loan là một thị trường mà tỷ trọng hàng hóa của công ty xuất khẩu sang tương đối cao.

Từ năm 2005-2009 giá trị xuất khẩu sang các thị trường khác là 3.490.000USD, chiếm 6,8% tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường này biến động không đều, lúc tăng, lúc giảm. Đặc biệt năm 2007 trị giá xuất khẩu là 1.630.00USD chiếm 15,21% tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung, tăng 446,98 % so với 2006. Công ty có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm thị trường mới song chưa có hiệu quả do vậy giá trị xuất khẩu các năm sau lại giảm. Đến năm 2009 giá trị kim ngạch xuất sang các thị trường khác chỉ còn 445.000USD.

2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Trần Gia Trần Gia

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được

Công ty đă thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thu được kết quả qua phân tích tình hình và kết quả kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, về cơ bản cao, làm ăn có hiệu quả, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt, mặt hàng đa dạng hơn, thị trường rộng lớn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về mặt hàng: Trong quá trình kinh doanh, trước những khó khăn vấp phải, công ty đã tự tìm ra và lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu của mình đó là gốm sứ, cói, dừa, mây, tre, thêu ren, dệt may và sơn mài mỹ nghệ… Công ty còn từng bước đa dạng hoá mặt hàng, tìm kiếm mặt hàng mới, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã đặc biệt nâng cao chất lượng hàng hoá.

Thứ hai, về cơ cấu thị trường: hiện nay công ty đã có một số thị trường truyền thống như các nước ASEAN, khu vực Tây Bắc Âu, Đông Âu và một số thị trường ở Trung Cận Đông, Nam Á . Ngoài ra công ty một mặt duy trì thị trường truyền thống như Đức, Anh, Pháp, Nhật, Đông Âu và các nước SNG, mặt khác công ty vẫn tích cực tìm kiếm thị trường mới, mở rộng hướng xuất khẩu ra Trung Cận Đông và Châu Mỹ.

Thứ ba về hiệu quả kinh doanh: Mặc dù nguồn vốn còn nhiều hạn chế xong công ty đã rất chú trọng đến vấn đề sử dụng vốn. Trong giai đoạn 2005 – 2009, vốn kinh doanh của công ty năm 2006 là 45.655.000USD nhưng công ty đã đưa doanh thu lên đến 75.863.000USD, gấp 1,66 lần số vốn bỏ ra. Trêm vào đó lợi nhuận qua các năm tăng dần từ 1.176.000.000 (2006) lên 4.150.000.000 (2009), đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân tăng từ 1.256.000VNĐ/Người/Tháng năm 2006 lên đến 2.210.000VNĐ/người/Tháng năm 2009.

Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm đặc biệt năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu là 10.404.000USD, cơ cấu bộ máy công ty được củng cố, sắp xếp lại một

Một phần của tài liệu Hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ của Cty TNHH Trần Gia (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w