Thẩm định khía cạnh thị trường:

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại NHTMcp ct chi nhánh tam điệp (Trang 33 - 35)

• Đánh giá về tình hình cung cầu về sản phẩm: Sản phẩm của Công Ty TNHH Long Sơn đa dạng, phong phú phục vụ cho sự phát triển của các Công Ty trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước nói chung. Chính vì thế, việc đầu tư đóng mới tàu tạo điều kiện cho Công Ty có thể vận chuyển, cung cấp sản phẩm của mình đến thị trường trong nước.

Dự kiến trong năm 2010 và các năm tiếp theo tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình cũng như cả nước sẽ còn tăng mạnh, đi cùng với sự phát triển hơn nữa của các doanh nghiệp trên địa bàn địa phương, triển vọng cho đầu ra của sản phẩm này là rất lớn.

• Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm:

Sản phẩm của dự án là cung cấp phương tiện vận tải nhằm vận chuyển hàng hóa như: than đá và nhiên liệu rắn cũng như vật liệu xây dựng cho công ty. Đây là những sản phẩm phục vụ chính cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Không những thế, với các phương tiện vận chuyển hiện đại, trọng tải lớn góp phần vận chuyển các sản phẩm của Công Ty đến với các địa phương khác trong cả nước, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung.

Căn cứ định mức tiêu hao nhiên liệu, nhân công theo đơn giá xác định giá cước vận chuyển căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký và đang thực hiện.Với vận chuyển hàng than từ cảng Khánh Phú về Tam Điệp là 60.000 đồng/ tấn, hàng clinker từ Tam Điệp ra cảng Khánh Phú là 50.000 đồng/ tấn.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án chủ yếu là thị trường nội địa, bao gồm thị trường rộng lớn tại các khu vực thành phố, đô thị, khu công nghiệp… Công ty có chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Tuỳ theo yêu cầu của thị trường công ty sẽ thay đổi tỷ lệ sản phẩm phù hợp. Công ty có chính sách tiêu thụ sản phẩm khá hợp lý đối với từng loại thị trường. Với đặc tính của sản phẩm cũng như các phương thức điều chỉnh giá cả của Công Ty tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.

Căn cứ vào tình hình hoạt động của Công Ty trong thời gian trước, cũng như quá trình phát triển trong thời gian hiện tại, có thể thấy được xu hướng phát triển của sản phẩm trong thời gian tiếp theo. Theo phương pháp ngoại suy thống kê, nhu cầu sản phẩm sẽ vẫn tăng cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế trong nước nói chung và của địa bàn tỉnh nói riêng.

Nhận xét: quy trình thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án tại chi nhánh được thực hiện một cách trình tự, từ tổng quát đến chi tiết. Các nội dung của khía cạnh thị trường đều được các cán bộ thẩm định của chi nhánh nhắc tới. Tuy nhiên, các nội dung chưa thực sự được đi sâu phân tích một cách cụ thể, chưa sử dụng các phương

pháp dự báo một cách hiệu quả. Trong quá trình thẩm định, cán bộ chi nhánh mới chỉ dừng lại ở phương pháp ngoại suy thống kê, chưa nhắc đến phương pháp sử dụng hệ số co giãn của cầu. Ngay trong việc sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê, cán bộ chi nhánh cũng chưa đưa ra các công thức tính toán cụ thể, chưa đưa ra hàm xu thế,… chủ yếu sử dụng số liệu do Công Ty cung cấp. Chính điều này làm cho công tác thẩm định phương diện thị trường chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại NHTMcp ct chi nhánh tam điệp (Trang 33 - 35)