Giải pháp về phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại NHTMcp ct chi nhánh tam điệp (Trang 54 - 60)

- Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án:

2.2.2.Giải pháp về phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định.

14 Thời gian thu hồi vốn vay NH 6.0 Năm 72 Tháng

2.2.2.Giải pháp về phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định.

Phương pháp thẩm định đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác thẩm định. Nếu sử dụng một phương pháp không phù hợp hoặc gặp sai xót trong quá trình thẩm định thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm định. Nếu như dự án không đủ tính khả thi hay không đủ khả năng trả nợ mà lại kết luận cấp vốn cho dự án thì ngân hàng sẽ bị rủi ro, thua lỗ. Chính vì thế, phải lựa chọn một phương pháp thẩm định phù hợp, tiến hành quá trình một cách chính xác để đảm bảo hiệu quả cho đồng vốn bỏ ra của ngân hàng. Về cơ bản hiện nay nội dung về phương pháp thẩm định của ngân hàng TMCP CT chi nhánh Tam Điệp là khá đầy đủ. Tuy nhiên sự am hiểu và vận dụng các kiến thức đó trong quá trình thẩm định thì không phải mọi cán bộ là như nhau. Việc thẩm định dự án lại không phải là một công việc đơn giản mà nó thực hiện trên nhiều công việc khác nhau, bao hàm vô số các biến động khác nhau. Chính vì vậy việc hệ thống hoá các kiến thức thẩm định và không ngừng phát triển là một công việc cần làm tại chi nhánh Tam Điệp.

- Thẩm định tư cách pháp lí của dự án (hồ sơ dự án) và chủ dự án: đây là một mặt thẩm định có liên quan đến các văn bản pháp luật khác nhau. Bản thân mỗi cán bộ thẩm định khó có khả năng nắm vững toàn bộ các văn bản này hoặc nếu có thì sẽ rất tốn thời gian và công sức. Thực tế các văn bản phục vụ cho công tác thẩm định rất phức tạp: Luật doanh nghiệp nhà nước, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật đầu tư nước ngoài, Quy chế đầu tư và xây dựng cơ bản... và còn chưa tính đến luật pháp quốc tế. Nhưng việc thẩm định mà cán bộ thẩm định thực hiện không phải liên quan đến tất cả những gì có trong các văn bản này nên việc tra cứu trong quá trình thẩm định sẽ rất khó khăn. Vậy chi nhánh cần hệ thống hoá những nội dung cần thiết cho mặt thẩm định này và có sự bổ sung cần thiết cho mặt thẩm định này và có sự bổ sung cần thiết, kịp thời khi có sự thay đổi về luật, quy định. Bên cạnh đó hoàn thiện hồ sơ pháp lí bao gồm đầy đủ các tài liệu cần thiết cũng là một công việc cần làm để nâng cao chất lượng thẩm định ở bước này.

- Thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư:

Như đã phân tích khả năng tài chính của chủ dự án có ảnh hưởng không nhỏ đến dự án không chỉ từ phương diện rủi ro phá sản mà khả năng của chủ dự án trong các mặt khác cũng có ảnh hưởng lớn đến quản lí, điều hành, và thực hiện thành công dự án. Hiện nay có rất nhiều tài liệu khác nhau trình bày về phần thẩm định này. Tuy nhiên sự vận dụng kiến thức đối với doanh nghiệp và đối với các ngân hàng lại khác nhau, vì vậy chi nhánh cần hệ thống những nội dung cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định. Đứng trên quan điểm của ngân hàng khi phân tích thì khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn là hai mặt quan trọng nhất. Bên cạnh đó phân tích khả năng hoạt động cũng cho phép đưa ra những biện pháp nâng cao tính khả thi của dự án. Cùng với những Báo cáo tài chính chi nhánh cần yêu

cầu đơn vị xin vay cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình nợ để sử dụng hợp lí chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán. Đồng thời để cán bộ thẩm định đưa ra quyết định đúng đắn về khả năng tài chính của chủ đầu tư, chi nhánh cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn để làm cơ sở so sánh. Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với các ngành sản xuất, dịch vụ và tổng cục thống kê để có thông tin về tỉ lệ tham chiếu nhằm phục vụ tốt hơn công tác thẩm định.

- Thẩm định dự án bao gồm: Thẩm định hiệu quả tài chính dự án và Thẩm định khả năng thực hiện dự án (tính khả thi)

Trên cơ sở các tài liệu mà chủ dự án cung cấp trong đó quan trọng là luận chứng kinh tế kĩ thuật của dự án, cán bộ thẩm định cần tiến hành công việc của mình. Các tài liệu bổ sung cho công việc là những thông tin mà cán bộ thẩm định tự tiến hành thu thập. Trước tiên cán bộ thẩm định cần kiểm tra tính hợp lí của các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp đoì hỏi cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm. Mỗi sự không hợp lí đều phải được điều chỉnh bằng cách yêu cầu giải trình hoặc cung cấp lại thông tin. Trên cơ sở thông tin đã được kiểm tra cán bộ thẩm định mới tiến hành các nội dung tiếp theo.

Thẩm định hiệu quả tài chính dự án chủ yếu tập trung trên các khái niệm doanh thu và chi phí, lợi ích và chi phí đầu tư. Do lợi ích và chi phí phát sinh ở các giai đoạn khác nhau nên cần phải sử dụng kĩ thuật hiện tại hoá để chuyển đổi giá trị tiền tệ về cùng một thời điểm để so sánh. Cán bộ thẩm định cần nắm vững kĩ thuật này vì nó cho phép sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR một cách linh hoạt.

Trong phân tích tài chính dự án cần nắm vững và sử dụng thành thạo các chỉ tiêu NPV, IRR, PP... trong đó cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa lãi suất hiện tại hoá sử dụng cho NPV, IRR. Vì phương pháp NPV đánh giá quy mô lợi ích của dự án cho nên lãi suất hiện tại hoá trong trường hợp này phải thể hiện chi phí vốn hoặc theo cách nhìn nhận khác là chi phí cơ hội của vốn nó hoàn toàn khác với lãi suất sử dụng để xác định các giá trị NPV phục vụ cho tính toán IRR. Bên cạnh những chú ý trên thì việc phân tích hiệu quả tài chính dự án sử dụng các chỉ tiêu toán học trên sẽ thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn cho cán bộ thẩm định nếu được sử dụng trên các phần mềm máy tính để tính toán.

Hiện nay trong việc tính toán hiệu quả tài chính dự án chi nhánh chưa đề cập đến yếu tố rủi ro. Trong đầu tư rủi ro là yếu tố khó có thể tránh khỏi bởi quá trình đầu tư thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính ngẫu nhiên không thể lường trước được. Rủi ro ở đây được coi là sự biến động bất lợi của thị trường...để tiến hành thẩm định trong điều kiện rủi ro chi nhánh cần áp dụng một trong hai phương pháp sau:

Theo phương pháp này tỉ lệ chiết khấu (chi phí sử dụng vốn) sẽ được cộng thêm một tỉ lệ nhất định. Lượng cộng thêm này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào mức độ mạo hiểm của dự án. tỷ lệ chiết khấu mới gọi là tỉ lệ chiết khấu khá đầy đủ. Điều này có nghĩa là mức độ rủi ro càng lớn thì tỉ lệ chiết khấu càng cao, và khi tính NPV sẽ không có một tỉ lệ chiết khấu chung cho tất cả các dự án. Phần chệnh lệch giữa tỉ lệ chiết khấu đầy đủ với chi phí sử dụng vốn được gọi là phần dự phòng bù đắp rủi ro. Tỉ lệ chiết khấu có thể xác định theo hai phương pháp: chủ quan và khách quan.

Theo phương pháp chủ quan: người ta phân loại dự án đầu tư theo mức độ mạo hiểm, và chủ đầu tư tự ấn định một tỉ lệ chiết khấu tương xứng với mức độ mạo hiểm. Ví dụ:

Loại dự án Tỷ lệ chiết khấu(%)

Dự án an toàn Dự án ít mạo hiểm

Dự án có mạo hiểm trung bình Dự án có mạo hiểm cao

7 10 13 16 Trong đó 3% chênh lệch ở đây gọi là tỉ lệ dự phòng bù đắp rủi ro.

Theo phương pháp khách quan: dựa vào xác suất xuất hiện rủi ro để điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu, và tỉ lệ chiết khấu đầy đủ được xác định theo công thức:

Trong đó:

r: chi phí sử dụng vốn bình quân rd: tỉ lệ chiết khấu đầy đủ

∑= = = n i 1 XiPi X

• Phương pháp xác định sự mạo hiểm của dự án

Theo phương pháp này tỉ lệ chiết khấu được giữ nguyên và người ta chỉ xác định sự biến động của các khoản thu mà dự án mang lại trong tương lai. Bởi các khoản thu nhập của dự án thường nằm ở thời điểm trongtương lai mà tương lai lại không chắc chắn. thời gian càng dài tính hiện thực càng kém. Do vậy sự mạo hiểm của dự án thường được thể hiện ở sự biến động của thu nhập.

Sự mạo hiểm của dự án đầu tư được đo bằng độ lệch mẫu và hệ số biến động.

-Xác định độ lệch mẫu: tiến hành theo các bước sau: B1: xác định các khoản thu nhập ở các mức độ khác nhau B2: xác định xác suất ở các mức độ khác nhau của thu nhập B3: tính kì vọng toàn bộ của các thu nhập đang đợi

B4: tính độ lệch mẫu để xác định sự mạo hiểm của dự án.

Kết luận : độ lệch mẫu càng nhỏ, mức độ an toàn càng cao và ngược lại độ lệch mẫu càng cao thì mức độ an toàn càng nhỏ.

Để xác định độ lệch mẫu của các khâu thu nhập trong tươnglai gắn liền với mỗi dự án, đầu tiên ta phải dự tính các khoản thu nhập hàng năm của mỗi dự án ở các mức độ khác nhau và xác suất xuất hiện khả năng đó.

Tính kì vọng toán học của các khoản thu nhập (hoặc số trung bình của thu nhập hàng năm) theo công thức:

Trong đó Xi:thu nhập năm i (i=1->n) Pi: xác suất xuất hiện Xi X: số thu nhập trung bình Cuối cùng xác định độ lệch mẫu:

Phân tích độ nhạy cảm của dự án giúp cho chi nhánh biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói cách khác yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét dự án để từ đó có biện pháp quản lí chúng trong quá trình thực hiện dự án.

Khi phân tích độ nhạy cảm của dự án cần lưu ý đến các biến số có tính chất sống còn đối với việc đánh giá dự án. Với các dự án có sử dụng đến vốn vay bằng ngoại tệ, có nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài hoặc xuất khẩu sản phẩm thì cần quan tâm tới sự biến động của tỉ giá hối đoái. Đặc biệt đối với tất cả các dự án đầu tư thì chi nhánh cần xem xét độ nhạy NPV của dự án theo trị số lãi suất chiết khấu và lãi vay dài hạn, vì NPV rất nhạy cảm với trị số này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phân tích độ nhạy không chỉ đánh giá dự án đơn thuần, mà nó còn có ích cho người quản lí dự án sau này, khi dự án được vay vốn thì chi nhánh cũng là một trong những người quản lí dự án. Kết quả của phân tích độ nhạy sẽ làm rõ hơn các khoảng cách tới hạn, đòi hỏi sự quan tâm quản lí sát sao nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh của dự án. Chi nhánh phải theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của dự án để có thể có sự hỗ trợ hoặc đình chỉ hoạt động dự án.

Trong điều kiện hiện nay của ngành ngân hàng nói chung và của ngân hàng TMCP CT chi nhánh Tam Điệp nói riêng phân tích khả năng của dự án là một nội dung có tính thực tiễn cao cho phép nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án. Như đã biết tính hiệu quả tài chính dự án đầu tư dựa trên cơ sở số liệu chính là báo cáo tài chính này được lập trên một số những giả định cơ bản về các mặt thị trường, công nghệ, nguyên liệu... hay bản thân nó là tập hợp các số liệu giả định. Để đưa ra được các số liệu này đòi hỏi người lập dự án phải phân tích đầy đủ các mặt trên và đưa ra con số giả định hợp lí cho từng phần mà đặc trưng là doanh thu và chi phí qua các năm thực hiện. Tuy nhiên đây là một công việc phức tạp và mỗi con số là sự tổng hợp nhiều mặt khác nhau cho nên không phải lúc nào nó cũng hợp lí. Khi phân tích tính khả thi của dự án, trên cơ sở thông tin được cung cấp và tự thu thập, cán bộ thẩm định là người có khả năng nhìn thấy những bất hợp lí những con số giả định này. Tuy nhiên sự phân tích không nên chỉ dừng lại ở kết luận là khó khăn về mặt này hay mặt khác. Để hiệu quả tài chính của dự án trên cơ sở báo cáo tài chính mới. Trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu phía chủ dự án lập lại luận chứng kinh tế kĩ thuật cho phù hợp. Trên cơ sở những phân tích này thì các biện pháp nâng cao tính khả thi của dự án phải tập trung chi tiết vào việc đạt được số lượng giả định đã đề cập ban đầu. Phân tích một cách khoa học và cẩn thận nội dung này cho phép loại bỏ những dự án mang tính khả thi thấp và thực hiện thành công những dự án có khả năng.

- Thẩm định các biện pháp bảo toàn vốn, cán bộ thẩm định nội dung này khi xem xét những dự án mà chủ đầu tư không có đủ mức vốn tự có cần thiết thì nên kiên quyết kiến nghị không nên cho vay. Trường hợp chủ dự án là doanh nghiệp nhà nước thì cũng cần kiên quyết vì có ảnh hưởng đến an toàn vốn của sở, đến tài sản XHCN.

Bên cạnh việc hoàn thiện phương pháp thẩm định trên, sở cần xây dựng một qui trình thẩm định khoa học dựa trên nguyên tắc tách ra nhiều khâu từ thẩm định tài chính, thẩm định kĩ thuật, phân tích thị trường...cho đến thẩm định biện pháp bảo đảm vốn vay, kiểm tra năng lực điều hành.

Bên cạnh việc xác định đúng phương pháp thẩm định thì việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Các chỉ tiêu đưa ra, thông số kỹ thuật dùng để so

sánh, đánh giá phải đảm bảo được đưa ra do cơ quan có thẩm quyền, có nghiệp vụ chuyên môn. Chỉ như thế thì quá trình thẩm định mới có thể đảm bảo được tính chính xác, nếu như các tiêu chí sử dụng để so sánh không tuân theo một tiêu chuẩn chung được đặt ra thì quá trình thẩm định sẽ không đi theo nguyên tắc nhất quán, từ đó kết quả của quá trình thẩm định không đảm bảo tính chính xác.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại NHTMcp ct chi nhánh tam điệp (Trang 54 - 60)