An ninh lương thực

Một phần của tài liệu Đảm bảo XK bền vững mặt hàng gạo của VN (Trang 26 - 28)

An ninh lương thực cần được hiểu và phải bao gồm: đủ lương thực cho xã hội để không ai bị đói; người làm ra lương thực không bị nghèo đi, dù là nghèo đi một cách tương đối so với mặt bằng xã hội.

Theo ghi nhận của Liên hợp quốc tình trạng thiếu ăn trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng, và nặng nề thêm khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Hầu hết các quốc gia ở khu vực Nam Á và cận sa mạc Sahara thuộc châu Phi đang phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu hụt lương thực ở mức độ "cao" hoặc "cực cao" dựa trên những tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro về an ninh lương thực (FSRI) -được tính toán trên cơ sở hàng chục biến số xác định khả năng cung cấp lương thực cho người dân tại một nước. Trong khi đó, những nước có nguy cơ thấp nhất là Mỹ, Pháp, Canađa, Đức và Cộng hòa Séc.

Theo báo cáo về đói nghèo của FAO năm 2009 thế giới có 1,02 tỷ người đói, chủ yếu sống ở các nước đang phát triển, tăng gần 100 triệu người so với con số 963 triệu người năm 2008. Tỷ lệ người đói phân bố trên các khu vực được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người đói theo các khu vực năm 2009

64% 26%

5% 4% 1% Châu Á và Thái Bình Dương

Châu Phi cận Sahara Mỹ Latinh và Caribe Cận Đông và Bắc Phi Các nước phát triển

(Nguồn: www.iaahp.net – Báo cáo đói nghèo của FAO năm 2009)

Để bảo đảm an toàn lương thực, các nước cần phải gia tăng mức đầu tư vào nông nghiệp, vốn có nguy cơ giảm sụt do khủng hoảng tài chính hiện nay. Theo các nhà phân tích thì cần phải nhân sản lượng lương thực thế giới lên gấp đôi từ nay đến năm 2050 để có thể nuôi một dân số sẽ lên đến 9 tỷ người.

Đối với Việt Nam, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu, là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng Việt Nam vẫn nằm trong điểm nóng về an ninh lương thực của Châu Á. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong cả giai đoạn 2001-2007, sản lượng lúa hàng năm của nước ta vẫn đạt gần 35 triệu tấn, cao hơn 3,9 triệu tấn/năm so với giai đoạn 5 năm trước đó. Tính chung cả thời kỳ 2001 – 2007, Việt Nam mỗi năm xuất khẩu hơn 4,2 triệu tấn gạo với kim ngạch bình quân 1,1 tỷ USD/năm, tăng gần 14% về sản lượng và kim ngạch so với trước đó, đặc biệt, trong 2 năm 2008-2009, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục mới với 4,7 và 6 triệu tấn. Tuy nhiên, tình hình đói lương thực và tái nghèo vẫn xảy ra ở các vùng núi cao, vùng biên giới, hải đảo và vùng thường xuyên bị thiên tai. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, cả nước hiện vẫn còn có 6,7% số hộ thiếu lương thực;

trong đó khu vực nông thôn là 8,7% hộ thuộc khu vực thiếu lương thực và ngay ở thành thị con số này là 2,2%. Vì vậy, đảm bảo an ninh lương thực vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp nước ta.

Vấn đề an ninh lương thực quốc gia của Việt Nam đang đứng trước những áp lực của việc tăng dân số (dự báo năm 2020 đạt khoảng 100 triệu người và 110 – 120 triệu người sau năm 2030) và biến đổi khí hậu, trong khi Việt Nam lại là nước được dự báo là nằm trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nền của biến đổi khí hậu nhất là trọng điểm trồng lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu nước biển dâng thêm 1m thì sẽ có khoảng 12.300km2, tức 32% diện tích của ĐBSCL, chìm trong nước, trong đó có gần 10.000km2 đất sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Năm 2009, đồng bằng Sông Cửu Long đóng góp 80% sản lượng lúa xuất khẩu, với số lượng đó đã nuôi sống hàng trăm triệu người trên thế giới.

Vì vậy để giải quyết được vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cần phải có những biện pháp để phát triển bền vững ngành lúa gạo, vừa thu được lợi ích trước mắt mà vẫn đảm bảo được lợi ích trong tương lai. Đặc biệt hơn với vị thế một nước xuất khẩu gạo tiềm năng như Việt Nam thì xuất khẩu bền vững chính là mục tiêu hướng tới của ngành lúa gạo.

Một phần của tài liệu Đảm bảo XK bền vững mặt hàng gạo của VN (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w