Xuất khẩu gạo dần làm cạn kiệt tài nguyên đất, những chất thải dư lượng chất độc hại thải ra trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Xuất khẩu bền vững gạo hướng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu
lúa gạo hiện đại hơn sử dụng kỹ thuật công nghệ ít làm tổn hại đến môi trường như công nghệ sinh học, biến đổi gen, phân vô sinh…
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Xuất khẩu bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Đánh giá xuất khẩu bền vững theo 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Về mỗi yếu tố có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nhau:
- Bền vững về mặt kinh tế đánh giá qua 3 chỉ tiêu: quy mô tăng trưởng xuất khẩu, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế.
- Bền vững về mặt xã hội đánh giá theo 5 chỉ tiêu: Mức độ xóa đói giảm nghèo, mức độ tạo việc làm, mức độ cải thiện đời sống người dân, mức độ quan tâm đến sức khỏe con người, đảm bảo công bằng lợi ích giữa các chủ thể của hoạt động xuất khẩu.
- Bền vững về mặt môi trường đánh giá theo 4 chỉ tiêu: Mức độ ô nhiễm môi trường, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường, mức độ đóng góp vào bảo vệ môi trường của hoạt động xuất khẩu.
Tầm quan trọng của xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo thể hiện qua 4 đóng góp quan trọng nhất là: đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm ổn định xã hội và góp phần bảo vệ môi trường.
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA