Phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư (Bước 4)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động TTSP ở công ty thực phẩm miền Bắc (Trang 38 - 41)

C. Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại, tái định cư

4.Phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư (Bước 4)

4.1. Trường hợp hai bên đạt được sự thống nhất về phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư

- Căn cứ những tài liệu, hồ sơ kê khai và nguyện vọng của người đang sử dụng đất; biên bản kiểm kê thực tế của tổ công tác, những tài liệu lưu trữ và văn bản hành chính đã được Hội đồng GPMB xem xét từng nội dung, tính pháp lý và thống nhất số liệu có xác nhận của UBND phường (xã, thị trấn); phương án giá đất đã được phê duyệt, Hội đồng GPMB tổ chức xét duyệt từng trường hợp cụ thể. Trường hợp nào không thống nhất thì báo cáo thường trực Ban chỉ đạo GPMB thành phố để xin ý kiến chỉ đạo. Thời gian xem xét của Hội đồng GPMB không quá 20 ngày

- Căn cứ nguồn vốn và cơ quan quyết định dân tu, phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư được phê duyệt như sau:

- Chủ tịch UBND quận (huyện) trực tiếp quyết định phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại đối với các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách được phân cấp quản lý, các dự án do Chủ tịch UBND quận (huyện) quyết định phê duyệt, các dự án của các tổ chức kinh tế không sử dụng vốn ngân sách mà diện tích đất thu hồi không phải là đất ở, các dự án được thực hiện bằng nguồn vốn đóng góp, huy động của nhân dân

- UBND thành phố uỷ quyền cho Chủ tịch UBND quận (huyện) quyết định phê duyệt các phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư sau khi có văn bản thoả thuận của Hội đồng thẩm định thành phố (do Sở Tài chính- Vật giá thay mặt) đối với các trường hợp. Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và thành phố, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn vay tín

dụng dự án phát triển của Nhà nước do Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng. Thủ trưởng các Bộ ngành Trung ương. UBND thành phố quyết định phê duyệt, các dự án có di dân, tái định cư, các dự án thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài. Nếu không có sự thống nhất giữa Hội đồng GPMB và Hội đồng thẩm định Thành phố thì Thường trực Ban chỉ đạo GPMB tổng hợp, báo cáo UBND thành phố quyết định

- Sau khi phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư, UBND quận (huyện) chỉ đạo Hội đồng GPMB phối hợp với UBND phường (xã, thị trấn) và các tổ chức đoàn thể vận động, giải thích để các chủ đang sử dụng đất thực hiện.

4.2. Trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất về phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư:

- Về công tác kê khai: Sau khi đã vận động, thuyết phục nhưng chủ đang sử dụng đất không tự giác chấp hành kê khai, không cho tổ công tác điều tra đất đai, tài sản trong phạm vi GPMB, để đảm bảo tính pháp lý và khách quan, chủ dự án và UBND phường (xã, thị trấn) báo cáo UBND quận (huyện) để chỉ định một tổ chức tư vấn bao gồm đại diện các cơ quan chuyên môn và bảo vệ pháp luật của cấp quận (huyện), UBND phường (xã, thị trấn) về Địa chính Nhà đất diện chủ dự án tiến hành một trong 2 biện pháp sau:

- Sử dụng tài liệu hồ sơ quản lý tại phường (xã, thị trấn) về Địa chính- Nhà đất, hộ khẩu để lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư.

- Thực hiện biện pháp cưỡng chế để tổ chức, đo đạc, lập biên bản kiểm kê đất đai, toàn bộ tài sản với sự giám sát và xác nhận của chính quyền phường (xã, thị trấn) về tính xác thực của đất đai, tài sản được kiểm kê. Các tài liệu này là căn cứ lập phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư b/- Về thủ tục xét duyệt: Hội đồng GPMB xét duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư cho chủ dự án đề xuất, chuyển đến Hội đồng thẩm định thành phố để thẩm định về tính pháp lý của hồ sơ bồi thường thiệt hại, giá bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất.

Sau khi giá trị tài sản được xác định theo luật một cách khách quan, Hội đồng GPMB tổ chức công bố công khai cho các bên liên quan và trình Chủ tịch UBND quận (huyện) phê duyệt

- Trong vòng 15 ngày sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND quận (huyện) phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, mỗi bên có thể trình bày kiến nghị của mình nếu cho rằng quyết định chưa hợp lý, chưa công bằng. Chủ tịch UBND quận (huyện) kiểm tra lần cuối cùng về quyết định của mình, nếu quyết định đó là đúng mà mỗi bên còn có khiếu nại thì quyết định giải quyết theo hướng giữ nguyên phương án bồi thường thiệt hại đã được phê duyệt.

Trường hợp các bên liên quan phát hiện nhưng nội dung sai sót về số liệu hoặc áp dụng chính sách chưa hợp lý, chưa công bằng. Hội đồng GPMB yêu cầu các cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn hoặc cá nhân báo cáo trung thực về trách nhiệm có liên quan đến những khiếu nại trên. Trên cơ sở đó Hội đồng GPMB thống nhất trình Chủ tịch UBND quận (huyện) quyết định phê duyệt bổ sung hoặc điều chỉnh; Đồng thời xử lý tập thể một cách công khai đối với đơn vị, cá nhân vi phạm và yêu cầu các bên có nghĩa vụ thực hiện.

- Khi việc giải thích và kết luận, giải quyết đã hoàn toàn đúng đắn mà một bên nào đó cố tình không thực hiện thì Hội đồng GPMB báo cáo Chủ tịch UBND quận (huyện) và Ban chỉ đạo GPMB thành phố để thống nhất chỉ đạo thực hiện theo quy định.

Chương II

Thực trạng công tác đền bù thiệt hại GPMB ở quận cầu giấy- hà nội

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động TTSP ở công ty thực phẩm miền Bắc (Trang 38 - 41)