1. Điều kiện tự nhiên.
Quận cầu giấy được thành lập ngày 1/9/1997 trên cơ sở một số xã và thị trấn của huyện Từ Liêm, bao gồm các phường: Nghĩa Đô, Nghĩa Tân Quan Hoa, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hoà và Trung Hoà. Diện tích tự nhiên của quận là 1204.05 ha với dân số là 132500 người, phân bố tương đối đều. Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây- Hà Nội cách trung tâm khoảng 6 km, là một trong những khu phát triển đợt đầu của Thành phố. Phía Bắc quận giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp thị trấn cầu Diễn ( Từ Liêm). Quận nằm trên quốc lộ 32A nối Hà Nội- Sơn Tây, đường vành đai 3 từ Hà Nội để sân bay quốc tế Nội Bài.
2. Điều kiện kinh tế- xã hội
cầu giấy là một quận mới được thành lập, điểm xuất phát về kinh tế thấp so với các quận khác trong thành phố. Trong thời kì đầu mới thành lập quận đã phải chịu tác động không thuận lợi của khủng hoảng tài chính khu vực và khó khăn trong nước. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của Thành uỷ và UBND Thành phố Hà Nội và sự chỉ đạo trực tiếp của Quận uỷ và UBND quận cầu giấy,sự nghiệp phát triển kinh tế của quận cầu giấy đã đạt được những thành tích quan trọng.
Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp từ (62.24%) lên (65.31%) và thương mại dịch vụ từ (31.25%) lên (35.37%), ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ từ (10.14%) xuống còn (2.29%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH- HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của một quận nội đô như cầu giấy.
Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đạt khá cao, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Thời kì 1997-2001 đạt tốc độ tăng trưởng 28%/năm. Gía trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 29 tỉ đồng (năm 1997) và 51 tỉ đồng năm2000. giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0.2%/năm (thời kì 1997-2001). Năm 1996 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12.3 tỉ đồng và năm 2000 giảm xuống 11.6 tỉ đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng lúa sang trồng rau, chăn nuôi, thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Về thương mại- dịch vụ quận đã đầu tư 1.3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong quận. Tổng giá trị hàng hoá luân chuyển do quận quản lý đạt 310.2 tỷ đồng năm 1997, năm 2000 đạt 745 tỷ đồng. Giá trị ngành vận tải năm 1997 đạt 28 tỷ đồng và 32.8 tỷ đồng năm 2000. Tốc độ tăng bình quân 5năm (1996- 2000) của ngành thương mại- dịch vụ đạt 15.8%%/năm.
Hệ thống giao thông trong quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường phố của quận cầu giấy là 38.8km, với tổng diện tích mặt đường là 197440 m2. Các trục đường phố chính trong quận gồm đường: Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai 3, đường cầu giấy- Xuân Thuỷ, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có hệ thống liên xã liên quận liên thôn (21920 km với 197440 m2 ) với 7 cây cầu với tổng chiều dài 350 m, hai bãi đỗ xe: Gara Dịch Vọng với diện tích là 3.7 ha, và bãi đỗ xe Dịch Vọng với diện tích 11 ha; 6 điểm bán xăng.
Về văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, quận đã có quan tâm đầu tư thích đáng. Chất lượng giáo dục được nâng cao, nhiều trường học từ trường mẫu
giáo đến các trường tiểu học, trường trung học được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Trên địa bàn quận có nhiều trạm y tế, bệnh viện giúp cho công tác phòng khám chữa bệnh ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn quận.
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua được bảo đảm và duy trì tốt. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tốt.
Những thành tích mà nhân dân quận cầu giấy đạt được là rất quan trọng, làm điều kiện tiền đề cho bước phát triển tiếp theo của quận trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của quận còn có những khó khăn, tồn tại:
Hoạt động kinh tế của quận phát triển nhưng chưa cao, sức cạnh tranh yếu đa số các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên sản phẩm làm ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Nhiều vấn đề xã hội đang bức xúc, tình trạng thiếu việc làm vẫn gia tăng, tệ nạn ma tuý tuy được kiềm chế về tốc độ gia tăng song vẫn diễn biến phức tạp. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị còn thấp không đồng bộ. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cần giải quyết.
* Nguyên nhân của tình hình trên:
- Về khách quan: Do điểm xuất phát đi lên của quận thấp, từ xã, thị trấn lên phường nên có nhiều bất cập cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện thực hiện, trình độ dân trí, khi đi vào hoạt động càng bộc lộ mâu thuẫn với yêu cầu ngày càng cao của quá trình đô thị hoá; Các chính sách ban hành ở một số lĩnh vực, nhất là trong quản lý đô thị, GPMB, đăng ký kinh doanh chưa đồng bộ, chưa phân cấp rõ ràng, chậm được hướng dẫn thực hiện, chưa phù hợp với tình hình thực tế, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; Những tác động không thuận lợi của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và khu vực cũng gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội của quận.
- Về chủ quan: Những yếu tố nội tại về kinh tế quận nhỏ bé nhưng chưa tận dụng khai thác thế mạnh, đặc biệt là thế mạnh về khoa học kĩ thuật có trên
địa bàn, chưa phối hợp với các thành phần kinh tế để tạo ra mối quan hệ mật thiết nên chưa tạo ra được thế và lực trong sản xuất kinh doanh…