Đạo đức của học viên luôn gắn với quan điểm của Đảng về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, kế thừa và phát triển những giá trị đạo đức truyền

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường TTSP của công ty TNHH Sông Công Hà Đông(sản xuất và kinh doanh phụ tùng xe máy) (Trang 25 - 27)

người mới xã hội chủ nghĩa, kế thừa và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, quân đội phù hợp với tính chất đặc điểm nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới.

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu khách quan phải xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người mới được đặt lên nhiệm vụ hàng đầu của các Đảng cộng sản, là đảm bảo chắc chắn nhất cho sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam rất coi trọng việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa: vì hạnh phúc của con người, vì sự phát triển toàn diện của con người, trong đó có đạo đức cách mạng của người học viên Học viện chính trị quân sự nói riêng và đạo đức cách mạng của người quân nhân nói chung.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống trong đó nổi bật là truyền thống đạo đức, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống là tiền đề cơ bản để tạo dựng nên đạo đức cách mạng.

Đảng ta khẳng định: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán và lòng tự hào dân tộc”[3;11].

Truyền thống đạo đức của dân tộc ta là những giá trị đạo đức được kết tinh định hình từ trong lịch sử đấu tranh và trưởng thành của dân tộc được giữ gìn và truyền lại, kế thừa phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội để đánh giá, điều chỉnh thái độ hành vi của con người.

Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất của đạo đức truyền thống dân tộc, đồng thời là nấc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi hắn lên, nó kết tinh thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”[16;171].

Lòng yêu nước gắn liền với tinh thần xả thân vì nước. Lòng yêu nước nổi bật thành nguyên tắc cao nhất của đạo đức, thành lẽ sống còn của dân tộc ta, thành sức mạnh thôi thúc hành động quả cảm, mưu trí, sáng tạo. Lòng yêu nước ngày nay đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, yêu nước xã hội chủ nghĩa.

Nhân nghĩa là truyền thống đạo lý cao thượng của dân tộc ta. Nó có nguồn gốc sâu sa từ ngàn xưa trong lịch sử. Nhân nghĩa trước hết là ở lòng nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn. Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam còn thể hiện ở lòng vị tha cao thượng. Không cố chấp với người có lỗi, ngay cả với kẻ thù vẫn được đối xử khoan hồng độ lượng khi bị bại trận.

Các giá trị đạo đức truyền thống là bộ phận cốt lõi trong các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Nói đến các giá trị đạo đức truyền thống là nói đến những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đã được hình thành, phát triển trong suốt chiều dài lịch

sử của dân tộc. Các giá trị đạo đức truyền thống vừa là kết quả, vừa là cơ sở, động lực của quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và giao lưu văn hoá lâu dài của dân tộc, góp phần tạo dựng bản lĩnh dân tộc, nhân cách con người Việt Nam; chủ nghĩa yêu nước, lòng thương người, tinh thần đoàn kết cộng động, đức tính cần kiệm, khiêm tốn, giản dị, thủy chung…Trong đó chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, là giá trị cao nhất trong hệ giá trị đạo đức dân tộc, là tình cảm và tư tưởng lớn của nhân dân ta. Đạo đức cách mạng ở người học viên không những cần thiết kế thừa những truyền thống đạo đức dân tộc mà còn phải biết kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam, đó là: “...Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[20;186]. Quá trình kế thừa chọn lọc những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của quân đội bao giờ cũng gắn liền với sự đấu tranh loại bỏ những yếu tố đạo đức cũ, lạc hậu, phản lại giá trị đạo đức tiên tiến, đấu tranh chống lại những yếu tố bất cập không phù hợp mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, đấu tranh phê phán những tư tưởng bảo thủ chây ì trong học tập rèn luyện tại trường của bản thân người học viên. Hơn nữa, để kế thừa các giá trị đạo đức được tốt cũng cần phải gắn bó chặt chẽ với các cơ quan, các tổ chức trong nhà trường, các ngành và phương pháp thông tin với quá trình tự nhận thức và hành động của bản thân mỗi học viên.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường TTSP của công ty TNHH Sông Công Hà Đông(sản xuất và kinh doanh phụ tùng xe máy) (Trang 25 - 27)