Xây dựng môi trường văn hoá trong nhà trường điều kiện xây dựng đạo đức của người học viên ở Học viện chính trị quân sự hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường TTSP của công ty TNHH Sông Công Hà Đông(sản xuất và kinh doanh phụ tùng xe máy) (Trang 64 - 71)

Phẩm chất đạo đức, lối sống của mỗi người đều chịu sự tác động, chi phối của tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Trong đó, môi trường sống gần gũi, trực tiếp có ảnh hưởng rất lớn, có tính chất quyết định đến sự hoàn thiện nhân cách con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người là chủ thể, đồng thời là sản phẩm của những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, con người không thể vươn lên, “ra khỏi” hoàn cảnh hiện tại mà trong đó bản thân họ đang sống. Mác đã chỉ ra rằng: “Sự thật là bất cứ sự phản ánh nào của hệ thống thế giới vào trong tư tưởng cũng bị và vẫn bị hạn chế về mặt khách quan bởi điều kiện lịch sử, về mặt chủ quan bởi trạng thái thể xác và tinh thần tác giả”[1;15÷434].

Để xây dựng đạo đức cho người học viên ở Học viên chính trị quân sự cần thường xuyên chú trọng xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh như môi trường chính trị, môi trường văn hoá, môi trường sinh hoạt vật chất, môi trường tinh thần, môi trường cảnh quan sinh thái, môi trường quân sự, môi trường đạo đức… Trong đó môi trường văn hoá đạo đức giữ vai trò quyết định nhất đến xây dựng đạo đức cho người học viên ở Học viện chính trị quân sự. Môi trường văn hoá đạo đức trong sạch, lành mạnh còn là “máy lọc” để ngăn ngừa các loại văn hoá độc hại, các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu xâm nhập, len lỏi vào trong đơn vị, loại trừ những biểu hiện lối sống thói quen, hành vi thiếu

văn hoá, phi đạo đức. Đó là “hàng rào” chắc chắn được kiến tạo, xây dựng bằng chất liệu văn hoá.

Xây dựng môi trường văn hoá - đạo đức phải là môi trường thấm đậm tinh thần nhân văn do con người và vì con người. Trong môi trường đó cái Chân - Thiện - Mỹ được biểu hiện một cách toàn diện trong nét đẹp mọi quân nhân, mọi học viên.

Để xây dựng môi trường văn hoá - đạo đức trong nhà trường trước hết cần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, xây dựng ý thức chính trị tinh thần, thẩm mỹ, hành vi có

văn hoá cho học viên.

Đây là vấn đề cốt lõi trong xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh, xây dựng cho học viên có tư tưởng kiên định vững vàng, xác định tốt nhiệm vụ. Chính vì vậy, cần phải giáo dục cho học viên có nhận thức đầy đủ những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị kỷ luật quân đội. Nhận thức sâu sắc về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, có thái độ phân biệt đúng, sai rõ ràng. Đồng thời, phải giáo dục cho học viên những giá trị thẩm mỹ, chân chính, hướng tới cái đẹp, biết tôn trọng và giữ gìn cái đẹp, có lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nếp sống chính qui, kỷ luật, có văn hoá. Thông qua công tác giáo dục và thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị để rèn luyện cho học viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đồng thời, tạo ra không khí dân chủ, đoàn kết, ấm tình đồng chí đồng đội

trong đơn vị, tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng rèn luyện đạo đức cách mạng, cùng phấn đấu hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra.

Hai là, giải quyết tốt các mối quan hệ trong đơn vị và ngoài đơn vị

Là một “thực thể tự nhiên, xã hội có văn hoá”, người học viên sống và hành động trong nhiều mối quan hệ rất đa dạng, phong phú, phức tạp và chịu tác động nhiều chiều của đời sống, đó là tất yếu. Giải quyết tốt các mối quan hệ trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học viên vững vàng hơn trong cuộc sống, có bản lĩnh để nhìn nhận các vấn đề chính trị bằng sự mẫn cảm chính trị của bản thân. Trong thực tế, người học viên Học viện chính trị quân sự cần giải quyết tốt các mối quan hệ như: quan hệ giữa học viên với giáo viên, quan hệ giữa học viên với cán bộ quản lý, giữa học viên với học viên, giữa học viên với nhân dân. Ngoài quan hệ chính thức còn có quan hệ không chính thức, yêu cầu trong giải quyết các mối quan hệ đó phải phù hợp với điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của đơn vị, của quân đội, đúng với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hợp chuẩn mực đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa. Các mối quan hệ trong đơn vị trong sáng, lành mạnh sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho học viên nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của người học viên. Bởi lẽ, sẽ xuất hiện những đòi hỏi từ các mối quan hệ để đi đến tự hoàn thiện bản thân đó là một quy luật tất yếu của đời sống. Các mối quan hệ trong đơn vị

được cũng cố và phải phát triển dựa trên nguyên tắc kỷ luật của quân đội, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau, định hướng cho học viên vươn tới những giá trị đạo đức, cao đẹp, trong sáng, lành mạnh. Đấu tranh loại bỏ những biểu hiện gây mất đoàn kết, chia rẽ trong đơn vị.

Xây dựng môi trường văn hoá đạo đức phải gắn liền và phối kết với toàn bộ quá trình tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho người học. Trước hết, đáp ứng những yêu cầu tối thiểu trong phạm vi có thể của nhà trường quân đội, góp phần ổn định tư tưởng tâm lý, tăng cường kỷ luật, rèn luyện chính qui trong nhà trường, cũng cố sự vững chắc của tập thể về mọi mặt, vận dụng mọi tác động tích cực và hạn chế loại trừ mọi tác động tiêu cực từ ngoài xã hội vào nhà trường, vào sự phát triển đạo đức cách mạng của người học viên sĩ quan.

Kết luận

Xây dựng đạo đức cho học viên Học viện chính trị quân sự hiện nay là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển nhân cách của người cán bộ chính trị trong quân đội, là yêu cầu khách quan cần thiết, nhất là trong tình hình hiện nay. Nó đảm bảo cho người học viên Học viện chính trị quân sự đạt hiệu quả cao trong thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ chính trị và giáo viên Khoa học Xã hội và Nhân văn tại trường.

Ngày nay, trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính qui tinh nhuệ từng bước hiện đại, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở. Trước tình hình thế giới, trong nước đang diễn ra phức tạp, kẻ thù tìm mọi cách chống phá ta trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá… bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm phi chính trị hoá quân đội, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng… chúng tìm cách phá hoại nhiều mặt, làm băng hoại phẩm chất đạo đức của mỗi quân nhân. Trước tình hình đó thì việc xây dựng đạo đức cách mạng cho học viên Học viện chính trị quân sự là vấn đề rất quan trọng, mang tính cấp thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong giai đoạn mới.

Để xây dựng đạo đức cho người học viên Học viện chính trị quân sự cần phải: Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức là vấn đề quan trọng hàng đầu ở Học viện chính trị quân sự hiện nay; thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần là điều kiện thuận lợi cho người học viên Học viện chính trị quân sự hăng say phấn đấu vươn lên về mọi mặt trong đó có xây dựng đạo đức; xây dựng môi trường văn hoá trong nhà trường - điều kiện xây dựng đạo đức của người học viên ở Học viện chính trị quân sự hiện nay, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục. Trên cơ sở đó tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức và hành động cách mạng của mỗi học viên.

Danh mục tài liệu tham khảo

1) Ph. Ăng gen, chống Duy Rinh, C. Mác - Ph. Ăng gen, toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H.1995, Tr.15:434

2) Đặng Kim Bôi, “Sự tác động của kinh tế thị trường đến xây dựng đạo đức cách mạng của đội ngũ sĩ quân cấp cơ sở trong quân đội ta hiện nay” Luận văn cao học Triết học, H.1997

3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H.1996

4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, Tr.20:21

5) Đảng uỷ quân sự Trung ương (1994), Nghị quyết số 93

6) Đảng uỷ quân sự Trung ương (1998), Nghị quyết Đảng uỷ quân sự Quân sự Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới, Tr.7

7) Học viên chính trị quân sự, Báo cáo của phòng chính trị tại Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, HVCTQS, lần 2, HĐ 23/10/2002

8) Học viên chính trị quân sự, tạp chí giáo dục lý luận CTQS, số 2 năm 2003, HVCTQS

9) Nguyễn Văn Huyên (2002). Mấy vấn đề về T. Học con người và phát triển con người. Nxb CTQG, H.2002, Tr.88:95

10) Trần Văn Kiêm, giáo trình đạo đức học, Nxb CTQG, H.1997 11) V.L.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb tiến bộ, M.1981

12) Nguyễn Ngọc Long, giáo trình đạo đức học, Nxb CTQG, H.2000 13) Mác - Ănggen, toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H.1995

14) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, H.1996 15) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H.1995 16) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1996

17) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H.1995

18) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb CTQG , H.1995, Tr. 573 19) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H.1996

20) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H.1996, Tr.5-186 21) Nguyễn Chí Mỳ, “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức cho cán bộ quản lý”, Nxb CTQG, H.1999

22) Nguyễn Hùng Oanh, “Phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay”, Hà nội 2002 23 )Nguyễn Văn Phán, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục phẩm chất cách mạng, Nxb QĐND, H.1995,Tr. 54

24) Hà Huy Thông “Tư tưởng Hồ Chí Minh và đạo đức của người cán bộ quân sự - lý luận vận dụng”, H.1997

Mục lục Trang

Mở đầu 1

Chương 1 Đạo đức cách mạng và đặc điểm cách mạng của học viên 4

Học viện chính trị quân sự hiện

1.1 Đặc trưng đạo đức cách mạng 4

1.2 Đặc điểm đạo đức cách mạng của học viên Học viện chính 20 trị quân sự hiện nay

Kết luận chương 1 28

Chương 2 Vấn đề xây dựng đạo đức cho học viên ở Học viện chính 29

trị quân sự hiện nay

2.1 Thực chất xây dựng đạo đức cho học viên ở Học viên chính 29 trị quân sự hiện nay

2.2 Một số giải pháp cơ bản xây dựng đạo đức cho học viên ở 43 Học viện chính trị quân sự hiện nay

Kết luận 60

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường TTSP của công ty TNHH Sông Công Hà Đông(sản xuất và kinh doanh phụ tùng xe máy) (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w