I. Nhà nước định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.
5. Hoàn thiện cơ cấu của hệ thống giáo dục – đào tạo gắn với đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giảng viên đào tạo.
Trong nền KTTT, những người được đào tạo ra phải đối mặt với thách thức trong thị trường sức lao động, thị trường việc làm. Do đó, Nhà nước có trách nhiệm quy hoạch và phát triển sự nghiệp đào tạo phù hợp với tương lai CNH – HĐH đất nước.
Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Nhà nước xác định rõ cơ cấu ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Nhà nước phải có biện pháp thích hợp nhằm cải tổ lại cơ cấu GD – ĐT theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, gắn đào tạo với sử dụng. Để đảm bảo khả năng thích ứng cao với những thay đổi KTXH. Nhà nước tiến hành:
- Đào tạo ban đầu theo hệ thống chính quy trên diện rộng, có tính cơ bản. - Thực thi các biện pháp hướng nghiệp, khuyến khích người học theo học những ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH.
- Mở rộng việc đào tạo dưới nhiều hình thức, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho người học thích ứng với điều kiện chuyển hướng sang nền KTTT và mở cửa.
- Đẩy mạnh việc dạy nghề cho thanh thiếu niên thông qua các trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. Phát triển mạnh mẽ tất cả các hình thức đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, phát triển các trung tâm chuyển giao công nghệ. Kế hoạch
đào tạo nghề theo sát chương trình KTXH của từng vùng, phục vụ cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động, cho CNH – HĐH.
- Nhà nước có quy định công nghệ chính thức các trình độ nghề nghiệp, tiêu chuẩn chuyên môn về tay nghề của công nhân. Nhà nước có biện pháp khuyến khích cần thiết và dự báo danh mục các nghề nghiệp và tay nghề cần thiết cho tương lai thích hợp với từng khu vực và các ngành kinh tế khác nhau.
Việc đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới. Các yêu cầu đặt ra là:
- Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng bảo đảm kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học – công nghệ, tăng cường giáo dục kỹ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc phổ thông, kỹ năng hành nghề ở khối đào tạo.
- Cải tiến nội dung đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng gắn với các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, với sản xuất và thực tiễn. Đào tạo, nghiên cứu và sản xuất gắn bó hữu cơ với nhau mới có thể đáp ứng được những thách thức tương lai trong một môi trường luôn luôn thay đổi.
- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo, sự chủ động của người học. Áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy – học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.
- Nhà nước cần đưa ra những chủ trương, chính sách để cùng một lúc sử dụng nhiều kênh đào tạo: bên cạnh các trường quốc lập có các trường dân lập và tư thục; hệ chính quy và hệ tại chức; mở rộng đào tạo từ xa; đào tạo dài hạn và ngắn hạn; đào tạo theo chuyên đề…phương thức đào tạo cũng phải hết sức năng động: đào tạo trong nước, có du học tại chỗ kết hợp với việc gửi học sinh ra nước ngoài nhằm tạo ra cơ chế cạnh tranh về GD – ĐT và tự do học thuật làm cơ sở cho tính sáng tạo của học sinh.
Cần đặc biệt coi trọng mặt đạo đức, nhân cách của nguồn lực con người. Trong điều kiện chuyển sang nền KTTT, công tác giáo dục – đào tạo đang đứng
trước thực trạng: các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta bị coi nhẹ, đạo đức bị xói mòn, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng… Thách thức đặt ra cho ngành đào tạo là phải chủ động định hướng giá trị xã hội, làm cho mọi người, mọi nhà xác định một thang giá trị đúng đắn, vừa bảo đảm lợi ích của NLĐ, vừa đảm bảo lợi ích của cộng đồng, của đất nước, theo hướng bảo đảm công bằng xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển con người, phát triển đất nước.
Bài toán nâng cao chất lượng giảng viên hiện còn là vấn đề nan giải: một mặt do quy mô giáo dục phát triển bắt buộc ngành giáo dục phải sử dụng giáo viên không đủ tiêu chuẩn, mặt khác, một số lượng lớn giảng viên không được đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu mới. Đó là hậu quả to lớn của một thời kỳ dài chúng ta không thực sự chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân tài, chế độ đãi ngộ không thỏa đáng.
Trong truyền thống dân tộc, tôn sư trọng đạo, cầu hiền tài là công việc của toàn xã hội, là điều kiện thiết yếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Muốn nâng cao chất lượng của ngành GD – ĐT, trước hết phải xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ năng lực và phẩm chất. Các biện pháp quan trọng là:
- Ưu tiên xây dựng các trường sư phạm và có chính sách thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.
- Tôn vinh nghề thầy giáo thành một nghề cao quý nhất trong xã hội, tạo ra tâm lý tôn trọng nghề thầy giáo ngay trong khi hướng nghiệp cho học sinh.
- Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ theo tài năng và cống hiến tương xứng với danh hiệu một nghề cao quý.
- Thực hiện chương trình bồi dưỡng ở trong và ngoài nước đối với các cán bộ phụ trách các bộ môn khoa học và giảng viên trẻ kế cận để khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ.
- Mở rộng quan hệ trao đổi và hợp tác giao dục với thế giói. Học tập những kinh nghiệm tốt về phát triển và quản lý giáo dục của các nước.