II. Lý luận về Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
3. Các nhân tố Quản lý Nhà nước ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực.
3.3. Bộ máy Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước.
Trong 10 năm qua, hệ thống Quản lý Nhà nước về GD – ĐT ở nước ta có những thay đổi quan trọng. Từ 4 cơ quan trực thuộc chính phủ chịu trách nhiệm quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL đã nhập thành 2 bộ vào năm 1997, và đến năm 1990 tiếp tục nhập thành một bộ duy nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện QLNN tất cả các cấp bậc đào tạo trong hệ thống GD – ĐT quốc dân. Điều đó tạo thuận lợi cho việc quản lý hệ thống một cách nhất quán, nhưng cũng làm cho phạm vi quản lý ngành trở thành phức tạp, rộng hơn và có những yêu cầu cao hơn trong Quản lý.
- Bộ GD – ĐT đóng vai trò chủ đạo, song vẫn còn nhiều cơ sở GD – ĐT lại trực thuộc các bộ chủ quản và các cơ quan chính phủ. Có đến trên hai chục bộ chủ quản và các cơ quan chuyên môn tham gia quản lý GD – ĐT NNL ở Việt Nam.
- Nhà nước tiến hành phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng NNL từ trung ương đến địa phương, trao trách nhiệm và quyền hạn cụ thể đến từng cơ sở đào tạo.
- Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Bộ GD – ĐT và các cơ quan có liên quan quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên đào tạo và các cán bộ quản lý đào tạo. Giảng viên đào tạo, cán bộ quản lý đào tạo được định hướng các chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ quy định khác của Nhà nước.