Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-

A.Nguyên nhân khách quan:

Kinh tế thế giới: Trên phạm vi quốc tế, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực năm

1997-1998 đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ tại các nước Đông Á, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào các quốc gia Châu Á. Đồng thời, thị trường tiêu thụ sản phẩm của thế giới bị thu hẹp nên tác động xấu đến khả năng xuất khẩu, vốn là ngành chủ lực của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ. Một số lợi thế của Việt Nam như tài nguyên thiên nhiên phong phú, giá nhân công thấp,... cũng đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước trong khu vực. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài chú ý hơn đến thị trường tiềm năng này.

Môi trường vĩ mô: Công cuộc cải cách hành chính những năm vừa qua tuy đã được đẩy

mạnh, song cũng bộc lộ những hạn chế, chậm chạp và Việt Nam vẫn được xem như một trong những quốc gia có thủ tục hành chính rườm rà nhất. Hệ thống luật pháp và chính sách của nhà nước mặc dù đã được bổ sung và điều chỉnh theo hướng ngày càng hoàn thiện song vẫn thiếu tính thống nhất, đồng bộ và sự ổn định, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nghị định như nghị định 164/2003/NĐ-CP ban hành ngày 22/12/2003 của CP về thuế thu nhập doanh nghiệp và nghị định 158/2003/NĐ-CP về quy định chi tiết việc thi hành Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/12/2003 đã giảm bớt các ưu đãi về đầu tư với các doanh nghiệp trong KCN, khu chế xuất, ảnh hưởng xấu đến tâm lý các nhà đầu tư. Các rào cản về quy hoạch trong một số ngành vẫn chưa được tháo gỡ để thu hút FDI trong các lĩnh vực này.

Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh: Phú Thọ nằm trong khu vực miền núi và trung du phía

Tây Bắc, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi như các tỉnh thuộc vùng đồng bằng phía Bắc và thủ đô Hà Nội. Điều đó đã hạn chế các hoạt động kinh tế của tỉnh nói chung và hoạt động thu hút FDI nói riêng. Tuy những năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều cải thiện, song thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn cả nước (bằng 60% năm 2007), tỷ lệ hộ nghèo 22%, có 50 xã đặc biệt khó khăn, KCHT kém phát triển,... Lao động của tỉnh đa số vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)