Quan điểm triển khai các dự án FDI

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 82)

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THU HÚT FDI CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2008-

4. Quan điểm triển khai các dự án FDI

4.1. Chủ động tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư

Thực tế cho thấy, ở những địa phương có tỷ lệ giải ngân cao như: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương... đều là các tỉnh hết sức quan tâm đến hoạt động triển khai của nhà đầu tư. Muốn nhà đầu tư yên tâm về môi trường đầu tư của địa phương thì phải đặt ra phương châm “coi khó khăn của nhà đầu tư là khó khăn của chính địa phương” và vì vậy, nhanh chóng giúp nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, chủ động theo sát họ trong quá trình triển khai dự án. Nếu một dự án mà không được triển khai tốt thì lượng vốn đăng ký, công nghệ chuyển giao chỉ tồn tại trên giấy tờ. Do đó việc đội ngũ quản lý quan tâm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp FDI có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Kinh doanh trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, nhà đầu tư có thể gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dự án như: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khó khăn trong hiểu biết về thị trường và nhu cầu thị trường; các thủ tục hành chính phiền hà phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn; công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vấn đề do va chạm với chính quyền địa phương và dân bản địa... Bởi vậy, chỉ có coi khó khăn của nhà đầu tư là khó khăn của chính tỉnh nhà thì những vướng mắc đó mới được giải quyết một cách thấu đáo và nhanh nhất.

Điều này cũng liên quan đến việc Phú Thọ phải coi trọng hơn nữa việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình triển khai. Các cơ quan ban ngành trong tỉnh phải chủ động hơn trong việc tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án, tiến hành các công việc nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt chính quyền và doanh nghiệp phải cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng, vốn được xem là tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhất.

4.2. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI mở rộng sản xuất và tạo điều kiện chuyển đổi hình thức đầu tư đổi hình thức đầu tư

Khi dự án FDI đã đi vào hoạt động, việc các dự án FDI xin tăng vốn là một điều hết sức cần thiết và đáng mừng. Nó chứng tỏ hiệu quả của hoạt động thu hút và triển khai dự án FDI ở địa phương cũng như sự đóng góp của FDI đối với nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. Thực tế cho thấy, dự án FDI xin tăng vốn là những dự án

hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, dự án FDI ở Phú Thọ xin tăng vốn không nhiều. Trong số 76 dự án đầu tư được cấp phép từ 2001-2007, mới chỉ có 5 dự án xin tăng vốn là con số khá khiêm tốn. Vì vậy, địa phương cần đưa ra các biện pháp khuyến khích các dự án FDI mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như: tạo thuận lợi về mặt bằng sản xuất, giảm các loại thuế và phí sử dụng cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính... giúp doanh nghiệp nhanh chóng tăng quy mô sản xuất.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi các hình thức đầu tư trong quá trình hoạt động là đòi hỏi khách quan nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án FDI. Việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư không những tạo thuận lợi cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế. Các hình thức đó không đơn thuần là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn mà có thể là công ty cổ phần, công ty mẹ con... Trong quá trình nhà đầu tư chuyển đổi hình thức đầu tư có thể gặp khó khăn trong thủ tục hành chính, việc mua và bán lại doanh nghiệp đang hoạt động... Những điều này cần được chính địa phương quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cân bằng lợi ích giữa các đối tác trong quá trình đầu tư.

4.3. Đầu tư phát triển hạ tầng KCN-CCN

Khi tiến hành xem xét đầu tư vào một địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến trình độ cơ sở hạ tầng tại nơi tiếp nhận đầu tư, bởi nếu cơ sở hạ tầng kém phát triển hay phát triển không đồng bộ thì sẽ làm tăng chi phí và gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Với những tỉnh miền núi còn khó khăn như Phú Thọ, cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế nhìn chung kém phát triển, vì thế rất khó để tỉnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách dàn trải trên quy mô cả tỉnh mà chỉ tập trung đầu tư vào những vùng hay khu vực nhất định, khi đó đầu tư mới đảm bảo chất lượng và tính đồng bộ. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là những nơi dành sự ưu đãi đầu tư lớn nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tăng hiệu quả cho quá trình triển khai các dự án có vốn đầu tư nước ngoài là việc làm đúng đắn và cần thiết.

Từ năm 2002 trở lại đây, khi hạ tầng một số khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được hoàn thiện dần thì số dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công 81

nghiệp đã gia tăng nhanh chóng. Năm 2002, số dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp chiếm 37,5% tổng số dự án được cấp phép thì năm 2003 con số này đã là 69,6%. Năm 2004, 94% số dự án được cấp phép đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Chúng ta thấy rõ ràng sự tương quan tỷ lệ thuận giữa sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và lượng FDI đăng ký tại Phú Thọ. Việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngay từ đầu giúp cho quá trình lưu thông dễ dàng và thuận tiện, cung cấp đầy đủ các dịch vự điện, nước, bưu chính – viễn thông đến tận chân hàng rào khu công nghiệp đã tạo điều kiện các dự án nhanh chóng triển khai và đưa vào sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w