2001- 2005 và hiện nay
Trong giai đoạn 2001-2005 nguồn vốn nhà nước huy động cho đầu tư tăng khá, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%, cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch theo hướng tập trung cho những mục tiêu quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện cụ thể ở các lĩnh vực:
1. Phát triển nhanh hạ tầng kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế
Các công trình giao thông then chốt của nền kinh tế như đường bộ, sân bay, bến cảng, đường sắt, công trình thủy lợi được nâng cấp và làm mới, tập trung xây dựng các công trình điện, thông tin liên lạc, cải tạo và xây dựng mới kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, các bệnh viện, trường học, công trình văn hóa thể thao, đầu tư nhiều hơn cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều đó đã tạo điều kiện phát triển sản xuất, thúc đẩy sản xuất tăng trưởng với tốc độ cao đồng thời cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân làm thay đổi diện mạo của đất nước…Tốc độ và quy mô đầu tư đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm đạt 7,5%
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tăng năng lực sản xuất mới
Trong những năm qua, khối lượng vốn đầu tư lớn đã tập trung đầu tư vào một số công trình chủ yếu, quan trọng trong các ngành, lĩnh vực và địa phương, đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả và phát huy được lợi thế từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đầu tư chiều sâu, bổ sung thiết bị công nghệ tiên tiến trong các ngành công nghiệp; xây dựng và chuẩn bị xây dựng một số cơ sở công nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, viễn thông, thủy lợi, công nghiệp điện), hạ tầng cơ sở nông thôn, du lịch, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai.
Ngoài ra trong lĩnh vực văn hóa xã hội vốn đầu tư cũng được tập trung cho phát triển nguồn nhân lực; giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, y tế xã hội, các chương trình quốc gia, xóa đói giảm nghèo và ưu tiên đầu tư thực hiện phát triẻn kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh còn khó khăn, các vùng thường bị thiên tai, bão lụt.
Do nguồn vốn nhà nước tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, tăng dần và cơ cấu lại ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp cụ thể:
- Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% lên 47% (kế hoạch 38-39%)
- Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm từ 24,5% xuống còn 20.5% (kế hoạch 20-21%)
- Tỷ trọng dịch vụ đạt 38.5% (kế hoạch 41- 42%)
Ngành dầu khí, điện, bưu chính viễn thông, công nghiệp nhẹ (may mặc, giầy da, thực phẩm…) là những ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn, các khu công nghiệp phát triển mạnh ở các địa phương đã góp phần rất lớn làm thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước tạo nguồn vốn tái đầu tư.
3. Nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN hàng năm tăng khá và việc thực hiện vốn đầu tư đã đạt được nhiều thành quả góp phần vào phát thực hiện vốn đầu tư đã đạt được nhiều thành quả góp phần vào phát triển KTXH
Nguồn vốn đầu tư của của nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc thu hut vốn đầu tư của xã hội, đầu tư nước ngoài làm cho tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, tạo khả năng hoàn thành tốt kế hoạch đầu tư phát triển đã đề ra, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Trong các nguồn vốn đầu tư của xã hội, nguồn vốn đầu tư từ NSNN có vai trò quan trọng và đã thực sự phát huy tác động tích cực trong việc thu hút các nguồn vốn khác của các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy trong việc tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, đảm bảo cho phát triển bền vững, giảm chênh lệch vùng.
Nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN đã tập trung hỗ trợ cho các chương trình kinh tế lớn của nhà nước, các dự án trọng điểm quốc gia: Chương trình kiên cố hóa kên mương, đường giao thông nông thôn; chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long; chương trình phát triển đội
tàu biển Việt Nam; chương trình đóng mới toa xe đường sắt; các dự án phát triển kết cấu hạ tầng…
Cùng với việc huy động nguồn vốn cho vay trực tiếp đối với các dự án, nhằm khai thác mọi tiềm lực cho đầu tư phát triển, theo chỉ đạo của Chính phủ, Quỹ hỗ trợ phát triển đẩy mạnh việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN tập trung cho các dự án thuộc các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 51.6%, các dự án thuộc ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 16.2%, các dự án thuộc ngành giao thông vận tải chiếm 28.8%, các dự án khác chiếm 4.2%.
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong 4 năm 2001-1004 chiếm 32.3% so với tổng vốn đầu tư nhà nước, trong đó chủ yếu là vốn khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp, trích lợi nhuận sau thuế cho đầu tư phát triển và một phần tự vay các tổ chức tín dụng.
Riêng đối với năm 2005, NSNN đạt được khá khả quan. Thu NSNN ước vượt 15% so với dự toán, tăng 16% so với thực hiện năm 2004. Công tác chi ngân sách nhìn chung cũng đã đáp ứng được những kết quả quan trọng đối với nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội đất nước…Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, dự kiến cả năm 2005, thu NSNN vượt 15% so với dự toán, tăng 16% so năm trước, đạt tỷ lệ động viên 23% so GDP; trong đó, thuế và phí đạt 21% GDP tất cả các tỉnh, thành phố nhờ nỗ lực phấn đấu cao nên đều thực hiện đạt và vượt nhiệm vụ thu ngân sách được Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó nhiều lĩnh vực thu quan trọng kết quả thu cao như thu nội địa, thu ngoài quốc doanh, thu xuất nhập khẩu.
Trong năm 2005, chi đầu tư phát triển được ưu tiên tập trung hơn cho những công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm; tăng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thủy lợi quan trọng; các công trình phòng chống thiên tai;
tăng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục - đào tạo và các chương trình phát triển văn hóa, xã hội, tăng đầu tư cho miền núi và vùng có nhiều khó khăn…Đồng thời đảm bảo kinh phí phát triển các sự nghiệp giáo dục - đào tạo - dạy nghề, y tế, văn hóa xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng; quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể và cải cách tiền lương…
4. Cơ chế quản lý đầu tư có nhiều đổi mới theo hướng tích cực
Cơ chế quản lý đầu tư được cải tiến một bước quan trọng theo hướng giảm sự can thiệp trực tiếp của nhà nước đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiêp; tăng cường vai trò trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc quyết định, tổ chức thực hiện và phát huy hiệu quả của công trình đầu tư. Chính phủ đã thực hiện phân cấp triệt để cho các Bộ, ngành và địa phương về thẩm quyền quyết định, tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư theo nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, các Bộ, Ngành, địa phương đã trực tiếp quyết định và phê duyệt tất cả các dự án nhóm A, B, C, trừ các dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi được quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Trong việc bố trí vốn đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chỉ giao tổng mức đầu tư, danh mục dự án nhóm A; việc lựa chọn danh mục các dự án đầu tư và bố trí mức vốn đầu tư cụ thể cho các dự án nhóm B và C do Bộ trưởng và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tự quyết định.
Trong hoạt động đầu tư nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn NSNN và tạo khung pháp lý cùng với thực hiện các chính sách hỗ trợ cần thiết cho các nhà đầu tư, Nhà nước không trưc tiếp quyết định đầu tư các dự án mang tính sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Nhà nước thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá, quản lý đầu tư theo quy hoạch để thực hiện hiệu quả dự án đầu tư,
giảm bớt sai sót, vi phạm, thất thoát. Trong quản lý đầu tư đã tăng cường được vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp, coi trọng sự tham gia giám sát của cộng đồng và các tổ chức xã hội.