Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN để tránh thất thoát lãng phí

Một phần của tài liệu Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế quốc dân (Trang 45 - 49)

thất thoát lãng phí

Để chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và để đầu tư vốn có hiệu quả, điều đầu tiên phải quan tâm là việc xác định chủ trương đầu tư. Nhớ lại thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, do quan liêu, chạy theo cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, chạy theo mục tiêu phải hoàn thành, tất cả đều phải dựa vào vốn đầu tư của nhà nước, chúng ta đã phải trả giá cho những công trình đầu tư nhưng kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu, giá thành cao, nhiều thiết bị đắt tiền được nhập về rồi đắp chiếu, dần trở thành đống sắt vụn và còn rất nhiều điều bất hợp lý

nhưng chưa có ai tổng kết để xem hậu quả Nhà nước đã bị thiệt hại là bao nhiêu, nhưng tin chắc rằng con số đó không nhỏ.

Để nâng cao hiệu, quả đầu tư vốn, chống thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, cần có những giải pháp sau:

1. Quá trình đầu tư cần được quản lý chặt chẽ:

Để triển khai một dự án, công tác chuẩn bị đầu tư thường được tiến hành trước từ 1 - 2 năm. Trong thực tế đây vẫn là khâu chủ yếu làm chậm việc thực hiện đầu tư, hiện tượng ‘‘vốn chờ dự án’‘ vẫn còn phổ biến. Có một số bộ và địa phương tranh thủ được ghi kế hoạch đầu tư, mặc dù chưa đủ thủ tục, cốt là để giữ chỗ sau đó mới chạy các thủ tục.

Việc giao kế hoạch đầu tư hàng năm thưởng chậm, có khi giữa năm mới giao xong, gây ra tình trạng đầu năm sau vẫn thực hiên vốn của năm trước. Do đó, việc đẩy mạnh thực hiện các thủ tục về chuẩn bị đầu tư và phân cấp giữa trung ương và địa phương cần được cải tiến.

Phải khắc phục ngay cơ chế ‘‘xin cho’‘, đây là nguyên nhân gây ra những tiêu cực trong việc nhận dự án và công trình xây dựng. Tệ nạn ‘‘chạy vốn - lại quả’‘ đang khá phổ biến và công khai. Thực hiện quy chế đấu thầu chưa được nghiêm túc, tỷ lệ chỉ định thầu chiếm tỷ trọng cao, việc phá giá đấu thầu, bỏ giá quá thấp để được trúng thầu đang là mối nguy cơ lớn ảnh hưởng đến chất lượng công trình cần khắc phục tình trạng đấu thầu giả, xét thầu thiếu trong sáng, sự can thiệp bằng thư tay... Để tháo gỡ chuyện này, tháng 8/2003 vừa qua Chính phủ đã ban hành Quyết định số 890/QĐ-TTg quy định: Từ 2004 không chấp nhận việc bố trí kế hoạch và cấp vốn đầu tư cho các dự án không thực hiện đúng quy định theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

2. Công khai hóa vốn đầu tư bằng vốn NSNN

Muốn chống thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư của NSNN cần phải tiến hành hàng loạt các biện pháp từ khâu lập kế hoạch, tính dự toán, đến quản lý xây dựng... Nhưng biện pháp quan trọng nhất là việc công khai hóa toàn bộ hoạt động đầu tư bằng vốn NSNN. Có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng điều cơ bản là phải đảm bảo sự giám sát của nhân dân. Vì thiếu đi yếu tố này nên đã xảy ra nhiều vụ công trình vừa làm xong đã hư hỏng, điển hình như vụ bới xén vật liệu xây dựng thi công hệ thống cống hộp thoát nước tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh hoặc vụ cầu chui Văn Thánh 2... Do đó việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một biện pháp có hữu hiệu và thiết thực nhất.

3. Các biện pháp để đảm bảo chất lượng công trình cần được tăng cường cường

Trong rất nhiều trường hợp những nguyên tắc về xây dựng cơ bản không được thực hiện nghiêm túc, mặt khác công tác thanh kiểm tra không chặt chẽ đã tạo ra kẽ hở cho thất thoát, tham nhũng và đục khoét. Một hiện tượng đau lòng hơn là tình trạng lập hồ sơ nghiệm thu gian dối, khai khống khối lượng, khai vượt dự toán để tham ô là chuyện thường thấy. Trường hợp điển hình là dự án Mương Tè (Lai Châu), chỉ riêng một tuyến đường dài 39 km vốn đầu tư là 62 tỷ đồng nhưng đã bị tham ô tới 7 tỷ đồng. Một vấn đề cần phải làm rõ là việc quản lý xây dựng có những nhược điểm gì? tại sao vốn

đầu tư thường được duyệt bổ sung? Vốn bị thất thoát, tham ô, lãng phí là bao nhiêu? vật liệu xây dựng thường đánh tráo, bới xén gây ra chất lượng công trình kém chất lượng, vậy ai là người chịu trách nhiệm?

4. Không trả nợ thay

Vốn NSNN chủ yếu dùng để đầu tư xây dựng cơ bản. Thế nhưng, tình hình nợ XDCB và hoàn trả tạm ứng đang trở nên gì gắt, diễn ra ở một số bộ và địa phương. Các khoản nợ XDCB vượt quá khả năng cân đối của NSNN, ảnh hưởng tiêu cực đến SXKD, dẫn đến chiếm dụng vốn lẫn nhau, nợ ngân hàng quá hạn tăng.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 2 năm 2001 - 2002, số nợ XDCB trong cả nước là 11.000 tỷ đồng, trong đó, các bộ, ngành trung ương nợ khoảng 3700 tỷ đồng, riêng Bộ GTVT nợ 1500 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nợ 1400 tỷ đồng... Trong XDCB nợ là lẽ bình thường, nếu có vay có trả. Song nếu cứ đi vay để bắt Nợ nước trả nợ thì không thể được, sẽ dẫn đến không công bằng trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy Trung ương không nên trả nợ thay cho các bộ, ngành, địa phương - điều này cũng đúng theo Luật Ngân sách. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã tổng kết: ‘‘…Phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phát triển thị trường trong và ngoài nước tạo bước chuyển về chất lượng và hiệu quả đầu tư… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính, tăng cường pháp chế, thực hiện kỷ cương xã hội, ngăn chặn có hiệu quả tệ tham ô, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu trong bộ máy Nhà nước...’‘. Việc cũ không thể bỏ qua, việc mới cần phải thận trọng vì đó là trách nhiệm của các

Một phần của tài liệu Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế quốc dân (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w