Giải pháp đối với cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước.

Một phần của tài liệu Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế quốc dân (Trang 49 - 50)

ngân sách của nhà nước.

1. Áp dụng cơ chế, giải pháp mạnh trong quản lý dự án đầu tư sử dụng

vốn NSNN nhằm làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong từng khâu như chủ đầu tư, chủ dự án, tư vấn, thiết kế, nhà thầu, thẩm định, nghiệm thu thanh toán, quyết toán.

2. Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính pháp lý

trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư sử dụng vốn NSNN. Rà soát lại toàn bộ quy hoạch bao gồm quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu để điều chỉnh. Bổ sung quy hoạch, gắn với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó loại bỏ những quy hoạch có tính khả thi thấp.

3. Duy trì thường xuyên, đủ về diện, sâu về nghiệp vụ và nâng cao chất

lượng các hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát; tập trung làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để những khâu yếu kém và có nhiều dư luận xã hội trong quá trình đầu tư. Kiên quyết thay thế các cán bộ, công chức, nhân viên thiếu năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà trong các lĩnh vực công tác có liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản.

4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách, đầu tư

xây dựng cơ bản, làm sao sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.

5. Tập trung cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng cơ bản, chọn

nhiệm, phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN là vấn đề lớn và cũng rất phức tạp. Đánh giá đúng thực chất công tác này đòi hỏi phải kết hợp nhiều biện pháp, bằng nhiều hình thức, đi sâu vào từng dự án, công trình cụ thể. Vì vậy, việc triển khai và kết quả giám sát công tác đầu tư xây dựng cơ bản cũng chỉ là bước đầu, cần tiếp tục triển khai giám sát sâu hơn theo chuyên đề gắn với kế hoạch chung thanh tra, kiểm tra để khắc phục mọi sai phạm, thiếu sót trong thời gian tới đưa đất nước tiến lên, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế quốc dân (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w