Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á và chi nhánh Hà Nội (Trang 86 - 90)

I. Nhà nước định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

2. Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

2.1. Quan điểm cần quán triệt trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Các chính sách ĐTPTNNL là một công cụ quan trọng nhất cho hoạt động QLNN. Các chính sách đó có chức năng tạo tiền đề, chức năng điều tiết, chức năng khuyến khích sự phát triển.

Để thực hiện các chức năng trên thì các chính sách cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung của chính sách phải được xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn, chính sách quán triệt đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước; gắn bó chặt chẽ với chiến lược SXKD của PLC; phải phù hợp với ý chí và nguyện vọng của người lao động trong Công ty; chính sách phải đảm bảo tính đồng bộ hệ thống và cần được xem xét thường xuyên để hoàn thiện.

- Hệ thống chính sách ĐTPTNNL phải xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả SXKD của PLC, phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm NNL trong Công ty.

PLC có đội ngũ NNL mạnh, có chất lượng cao, tích cực học tập, làm việc. Tuy nhiên, Hóa dầu là một ngành đặc biệt, hoạt động SXKD của PLC khác nhiều so với các Công ty khác. PLC chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực kinh doanh hơn nên đòi hỏi người lao động trong Công ty không ngừng phải nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng của mình. Vì vậy, việc ĐTPTNNL trong Công ty là hết sức cần thiết và cần phải được thực hiện đều đặn, liên tục và làm sao cho công tác đào tạo đạt hiệu quả cao.

- Chính sách ĐTPTNNL phải được xây dựng có căn cứ, hệ thống, nội dung phải toàn diện.

Việc ĐTPTNNL là phục vụ cho quá trình phát triển KTXH nói chung và cho việc phát triển doanh nghiệp mang lại lợi nhuận cao do tăng năng suất lao động nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải cụ thể hóa các mục tiêu đó thành hệ thống các mục tiêu để có thể vạch ra được kế hoạch đào tạo cho từng đối tượng, từng lĩnh vực, từng bộ phận.

Chúng ta đều dễ dàng thấy được vai trò của đội ngũ NLĐ có chất lượng cao, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của ĐTPTNNL. Nhưng việc thực hiện công tác ĐTPTNNL là rất khó khăn và phức tạp như ta thường gặp phải đó là nhu cầu đào tạo thì lớn; điều kiện khả năng thì có hạn. Do đó, để huy động các nguồn lực cho đào tạo phát triển thì các chính sách đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Căn cứ vào nhu cầu phát triển KTXH để xây dựng kế hoạch đào tạo.

+ Phải đa dạng hóa các loại hình tổ chức, sử dụng nhiều phương pháp đào tạo. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào ĐTPTNNL trong các doanh nghiệp trong đó có PLC.

+ Tăng cường vai trò QLNN đối với hoạt động đào tạo NNL tại PLC, nhất là việc kiểm tra chất lượng của đào tạo.

+ Trên quan điểm “Đầu tư cho GD – ĐT là đầu tư cho phát triển, là quốc sách hàng đầu” Nhà nước phải chú trọng đầu tư cho đào tạo, các biện pháp thu hút các nguồn lực phục vụ cho công tác ĐTPTNNL phải đa dạng, phong phú.

+ Các công cụ thực thi chính sách phải đúng đắn, và phải sử dụng một cách đồng bộ. Biện pháp đào tạo phải toàn diện.

+ Đảng bộ và các cấp chính quyền phải quản lý chặt chẽ, quan tâm sâu sắc đến toàn bộ công tác ĐTPTNNL. Trước tiên là khâu kế hoạch đào tạo NNL, tiếp đến là khâu tổ chức thực hiện.

- Phải đảm bảo hiệu quả SXKD của Công ty kết hợp với hiệu quả KTXH cao cho mỗi quá trình đào tạo.

Đòi hỏi mỗi quá trình ĐTPTNNL phải đáp ứng kịp thời yêu cầu về số lượng và chất lượng cho hoạt động SXKD của Công ty, cũng như yêu cầu số lượng, cơ cấu, thời gian cho các ngành nghề các cơ sở kinh tế phát triển theo hướng CNH – HĐH.

Mỗi học viên sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo phải trở thành một công nhân hay một cán bộ quản lý giỏi có kiến thức kỹ năng, có phẩm chất tốt, có thể đáp ứng ngay yêu cầu sử dụng của Công ty, của Nhà nước.

Muốn vậy, phải có các chương trình đào tạo thích hợp, phải có đội ngũ giảng viên giỏi, cơ sở đào tạo hiện đại phục vụ công tác đào tạo.

Hiệu quả của công tác đào tạo phải gắn liền với lợi ích của cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo NNL phải có thu nhập và được hưởng các khoản phúc lợi tương xứng với kết quả đào tạo đạt được. Từ đó, mới thu hut dược đầu tư xây dựng mới cơ sở.

2.2. Đề xuất hoàn thiện, bổ sung các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Các chính sách đối với người được đào tạo:

Thứ nhất, Nhà nước định hướng cho việc đào tạo. Đào tạo phải gắn sát với Công ty để nắm bắt những yêu cầu chung nhất của ngành nghề. Rà soát để ngưng đào tạo những ngành nghề, những bộ phận chuyên môn không phát triển, không đem lại lợi nhuận cho Công ty, và mở ra những ngành nghề, những kỹ năng nghiệp vụ mà Công ty, xã hội đang cần.

+ Nhà nước kết hợp với Công ty hỗ trợ kinh phí cho người được đào tạo. + Chính sách tín dụng cho người được đào tạo: Hướng vào việc tạo môi trường bình đẳng về quyền được đào tạo, được học tập của NLĐ. Điều đó có nghĩa là, trong nền KTTT đầy cạnh tranh, Nhà nước phải đưa ra chính sách tín dụng đúng đắn thích hợp tạo môi trường tín dụng lành mạnh, đảm bảo an toàn tin cậy và tránh được sự phiền hà, nhũng nhiễu. Hoạt động tín dụng phải diễn ra liên tục sôi nổi, không hạn chế mức vay đối với NLĐ trong Công ty muốn tham gia đào tạo, phát triển bản thân mình.

+ Chính sách học phí: phải có tác động tích cực tới sự tham gia rộng rãi của NLĐ vào công tác ĐTPTNNL, tạo ra sự bình đẳng giữa các hình thức đào tạo.

+ Chính sách học bổng: nhằm khuyến khích động viên những học viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, Nhà nước thành lập quỹ học bổng trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho những NLĐ có năng lực, có tài nhưng do hoàn cảnh khó khăn có thể tham gia công tác đào tạo, và tham gia liên tục.

Thứ ba, hoàn thiện chính sách sử dụng sau đào tạo.

Chính sách bố trí và sử dụng sau đào tạo có vai trò rất quan trọng. Nó kích thích sự tham gia đào tạo cuả NLĐ trong Công ty, và gắn kết họ với Công ty một cách bền vững.

- Các chính sách đối với cơ sở đào tạo:

Nhà nước hoàn thiện và bổ sung các chính sách đối với cơ sở đào tạo:

+ Nhà nước cần phải có các kế hoạch ĐTPTNNL để từ đó làm rõ hướng phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo.

+ Nhà nước đưa ra chính sách mặt bằng cho việc phát triển các cơ sở đào tạo: chính sách ưu tiên bán đất và cho thuê đất để xây dựng cơ sở đào tạo đội ngũ NLĐ thuộc PLC.

+ Chính sách tài chính tiền tệ: thúc đẩy mạng lưới các cơ sở đào tạo phát triển rộng khắp, tạo ra nhiều lựa chọn trong đào tạo của Công ty.

+ Nhà nước có chính sách ưu đãi về đầu tư cung ứng trang thiết bị đào tạo cho cơ sỏ đào tạo.

+ Chính sách thu hút những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, những người có năng lực làm việc trong hoạt động SXKD để đào tạo sử dụng làm giảng viên tại các cơ sở đào tạo. Trên cơ sỏ đó, bổ sung những giảng viên có chất lượng cao góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL cho Công ty.

+ Chính sách thu hút sự đầu tư nước ngoài cho phát triển hệ thống cơ sở đào tạo và miễn thuế nhập khẩu các trang thiết bị …

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á và chi nhánh Hà Nội (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w