Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á và chi nhánh Hà Nội (Trang 84 - 86)

I. Nhà nước định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

1. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

giáo dục đào tạo.

Trong thời gian qua, chúng ta đã ban hành một số văn bản QPPL để thực hiện chủ trương QLNN đối với công tác ĐTPTNNL và hàng loạt các thông tư hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, do nên KTTT định hướng XHCN hết sức đa dạng và phức tạp, cộng thêm chủ trương XHH giáo dục mới được thực hiện ở nước ta chưa lâu nên hệ thống văn bản nói trên vẫn chưa bảo đảm tạo ra một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ để điều tiết hoạt động của các cơ sở, các doanh nghiệp ở nước ta. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống Pháp luật trong lĩnh vực này là một giải pháp quan trọng và trước tiên trong giai đoạn hiện nay bởi vì khi nào thiết lập được khung pháp lý cụ thể cho việc ĐTPTNNL thì công tác ĐTPTNNL triển khai thực hiện sau đó mới đạt kết quả tốt.

Cụ thể là:

Thứ nhất, tiến hành rà soát các quy định hiện hành về quản lý và tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người lao động. Sửa đổi, hoàn chỉnh các văn bản Pháp luật đã không còn phù hợp với điều kiện thực tế.

Do điều kiện kinh tế xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng, các hình thức sở hữu vốn cũng phong phú hơn, các doanh nghiệp mọc lên ngày càng đông đúc, thị trường lao động còn nhiều bất cập, ngành giáo dục đào tạo phải đối diện với những thách thức to lớn và cấp bách, nhiều hiện tượng tiêu cực trong đào tạo xảy ra… Vì vậy, cần thông qua thực tế thực thi các văn bản này để phát hiện ra những điểm bất cập và nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện cho thích ứng với các yêu cầu chất lượng giáo dục đào tạo.

Thứ hai, xây dựng mới quy chế đào tạo, bồi dưỡng lao động, quy chế cử lao động đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; quy chế về giảng viên đào tạo, quy chế hoạt động ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đào tạo.

Thứ ba, tăng cường tính đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật điều tiết hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp.

Tính không đồng bộ của hệ thống pháp luật trong công tác ĐTPTNNL tại các doanh nghiệp đã làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa VBPL này với VBPL khác làm giảm hiệu lực pháp lý của nó và dẫn đến tình trạng thực thi trái ngược nhau trong thực tế. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan khi ban hành các văn bản QPPL cần căn cứ vào các QPPL hiện đang còn hiệu lực. Nếu các quyết định ban hành sau là đúng đắn và phù hợp hơn với thực tế thì cũng phải được cấp có thẩm quyền xác nhận và công bố.

Thứ tư, cần ban hành sớm và đầy đủ các thông tư hướng dẫn đối với văn bản luật để các văn bản này sớm đi vào cuộc sống, sớm được áp dụng trong ĐTPTNNL của doanh nghiệp.

Trong thực tế, các cơ quan quản lý còn chậm thể chế hóa các chủ trương chính sách ĐTPTNNL tại các doanh nghiệp, nhiều điểm thiếu cụ thể.

Thứ năm, cần có các văn bản QPPL quy định rõ về cơ chế tài chính đối với các cơ sở đào tạo.

Nhà nước cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng loại cơ sở đào tạo trong đó xác định rõ các khoản thu, chi cơ bản như quy định khung học phí như thế nào, cần phân biệt giữa các cấp học, bậc học. Đặc biệt là cần phải có các quy chế

quản lý các TSCĐ, vốn và bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo NNL của các doanh nghiệp.

Thứ sáu, tăng cường các quy định về quản lý hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng NNL cho các doanh nghiệp.

Bộ GD – ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước về ĐTPTNNL trong các doanh nghiệp cần nhanh chóng ban hành các quy định để đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo như: Ban hành các tiêu chuẩn đào tạo (cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, đặc biệt là tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo).

Các quy định tiến hành quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo trên mỗi địa bàn cho hợp lý phục vụ cho nhu cầu đào tạo của người lao động trong doanh nghiệp.

Thứ bảy, cần lưu ý thiết lập sự công bằng trong đối xử đối với các cơ sở đào tạo.

Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp quy, tạo ra sân chơi bình đẳng về điều kiện vật chất, đội ngũ giảng viên, tiêu chuẩn đầu vào, các chế độ đãi ngộ… về việc thuê đất đặt trụ sở, vay vốn ngân hàng cho các cơ sở đào tạo.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á và chi nhánh Hà Nội (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w