Vai trò của Quản lý Nhà nước đồi với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á và chi nhánh Hà Nội (Trang 35 - 37)

II. Lý luận về Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

2. Vai trò của Quản lý Nhà nước đồi với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

nhân lực.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Bác Hồ luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng con người, coi nhân tố con người là mục tiêu, là động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

Trong quan hệ với việc phát huy nhân tố con người, QLNN có vị trí rất quan trọng. Một mặt, phải thừa nhận vai trò quyết định của “ hệ điều khiển” – chủ thể quản lý là Nhà nước, nhưng mặt khác phải thấy được tính năng động “ khả năng tự điều chỉnh của hệ bị điều khiển” – đối tượng quản lý (con người, người lao động). Họ có khả năng sáng tạo rất lớn, có thể biến những chủ trương, quyết định chưa hoàn thiện thành kết quả tốt đẹp. Đồng thời, đối tượng quản lý cũng có khả năng chống đối, phá hoại không nhỏ, có thể biến những quyết định hoàn hảo thành những kết quả rất tồi. Chính sự phức tạp này đã làm cho quản lý không chỉ là một khoa học, mà còn là một nghệ thuật. Nghệ thuật đó có thể ví như công việc điều khiển dàn nhạc của nhạc trưởng để tạo nên một hòa điệu như ý muốn.

Chủ thể quản lý (Nhà nước) có khả năng đưa ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng của nhân tố con người. Bởi lẽ, trong hoạt động của QLNN, hiệu quả của nó phụ thuộc vào cả năng lực của chủ thể quản lý, cả chất lượng của đối tượng quản lý – người lao động. Cho nên việc đầu tư cho nhân tố con người, làm cho chất lượng của nó càng phát triển cao bao nhiêu vai trò năng động sáng tạo của nó trong việc phát triển kinh tế càng cao bấy nhiêu. Để nâng cao chất lượng của nhân tố con người, phát triển chất lượng NNL thì GD - ĐT giữ vai trò quan trọng. Chỉ thông qua GD-ĐT mới tạo ra được người lao động làm cho họ có trình độ trí tuệ ngày càng cao, thúc dẩy sản xuất phát triển. Mặt khác, thông qua đầu tư vào GD-ĐT, Nhà nước đã gián tiếp giúp cho người lao động thích ứng và cơ động trong thị trường sức lao động, có thể tìm được, tự tạo được việc làm ổn định, có thể chuyển nghề, có năng lực tự học liên tục và suốt đời nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

QLNN đối với công tác ĐTPTNNL được thể hiện ở những điểm sau:

- Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên.

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, tổ chức hướng dẫn thực hiện và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch

đào tạo, bồi dưỡng. Theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực của các tổ chức.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cử người lao động đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn tài trợ khác.

- Xây dựng chỉ tiêu ngân sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người lao động hàng năm, trung hạn và dài hạn. Xây dựng định mức và phân bổ chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng cho các tổ chức.

- Quy định chương trình, kiểm tra, cấp chứng chỉ trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên.

- Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn giảng viên.

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo bồi dưỡng người lao động. - Tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng, kỷ luật.

Cơ chế quản lý Nhà nước góp phần hoàn thiện thị trường sức lao động, khiến sức lao động được sử dụng hợp lý hơn cho sự phát triển kinh tế. Bằng pháp luật, Nhà nước xác định quyền lao động và có việc làm của người lao đông, quyền được di chuyển, quyền học tập nâng cao trình độ lao động… Tạo mọi điều kiện cho người lao động đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bình đẳng về cơ hội. Bằng các chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách xuất khẩu hàng hóa … Nhà nước tác động gián tiếp tới tình hình việc làm. Còn bằng chi tiêu ngân sách, mở rộng hay thu hẹp thị trường, khu vực kỹ thuật Nhà nước, các chi tiêu cho bảo hiểm và trợ cấp…Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình việc làm. Bằng chính sách GD – ĐT, Nhà nước làm cho GD – ĐT là nơi bồi dưỡng, chăm sóc NNL, làm nảy nở nhân tài cho đất nước, vừa là nơi góp phần thực hiện công bằng xã hôi, thu hẹp khoảng cách do phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội gây nên.

Như vậy với sự quản lý của Nhà nuớc, vấn đề về NNL được giải quyết khả quan hơn, chất lượng được nâng cao hơn cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á và chi nhánh Hà Nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w