Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn và rủi ro của Ngân hàng

Một phần của tài liệu BAI PEPEBÀI HUY ĐỘNG VỐN SỐ LIỆU CHI NHANH.docx (Trang 50 - 53)

2.2.4.1.Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn

Bảng 2.8: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ Triệu đồng 1.351.742 2.195.377 4.874.377 Vốn huy động Triệu đồng 1.528.433 1.845.561 6.286.256 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.200.856 2.939.018 7.512.649 Dư nợ/Vốn huy động Lần 0,8 1,2 0,8 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 69,4 62,8 83,7 (Nguồn: Bảng tính toán tổng hợp)

Biểu đồ 2.11: chỉ tiêu huy động vốn

Biểu đồ2.12: nguồn vốn huy động 3 năm của ngân hàng

Nhìn chung 3 năm qua việc huy động vốn của Ngân hàng cao hơn so với nhu cầu vốn vay của khách hàng nên chỉ số này bé hơn 1. Năm 2009 tỷ lệ này là 0,8 lần nghĩa là huy động được 1 đồng vốn thì chỉ cho vay 0,8 đồng. Đến năm 2010 thì chỉ số này lại tăng lên tới 1,2 lần, tức là cứ 1,2 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Tỷ lệ này tăng lên so với năm 2009 là do NH đã đề ra biện pháp thích hợp để cho nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả hơn là do NH tạo được lòng tin noi khách hàng (nhiệt tình, am hiểu luật liên quan, biết cách tiếp cận, thỏa thuận với khách hàng nhằm đạt được kết quả cao nhất như ký được nhiều hợp đồng, thuyết phục được khách hàng trả nợ đúng hạn…), cũng như chính sách ưu đãi đối với khách hàng cũ có uy tín, có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng (giảm lãi suất cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú…). Đa dạng các hình thức huy động trong các tầng lớp kinh tế cùng với chính sách hấp dẫn để thu hút tiền nhàn rỗi từ TCKT và dân cư. Nhưng đến năm 2011 thì tỷ lệ này giảm còn 0,8 nghĩa là trong năm 2011 huy động được 1 đồng vốn thì chỉ cho vay 0,8 đồng 24530.

Thông qua chỉ số này qua 3 năm thì ta thấy rằng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy mà trong những năm sắp tới ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn và cho vay để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

+ Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Hoạt động của Ngân hàng nên chủ yếu dựa trên vốn huy động, nó phải chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì mới tốt. Trong những năm qua nguồn vốn huy động của NH Đại Á tăng nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Năm 2009 là 69,4%, đến năm 2010 thì giảm xuống còn chỉ 62,8% là do năm 2019 tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn tăng cao dẫn đến khách hàng vay vốn kinh doanh kho mang lại hiệu quả. Đến năm 2011 tăng lên 83,7% là do NH áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong đó quan trọng là chiến lược vế khách hàng, lãi suất được áp dụng cụ thế tùy theo quy định của hệ thống ngành. Tuy nhiên, Ngân hàng cần tích cực đấy mạnh công tác huy động vốn cao hơn nữa.

2.2.4.2.Các chỉ tiêu về rủi ro

Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính. Với đặc tính của những nguốn vốn huy động thường là ngắn hạn trong khi các khoản tín dụng lại bao gồm cả trung và dài hạn. Ngân hàng TMCP Đại Á ( thường xuyên phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên như thời gian vừa qua.

Rủi ro thanh khoản

Qua bảng trên cho thấy tỷ số thanh khoản qua ba năm tương đối thấp chứng tỏ khả năng thanh toán cho khách hàng là cao, NH tạo được niềm tin và sự tín nhiệm nhiều ở khách hàng. Năm 2009 là 26,4%, sang năm 2010 là 31,7%, đến năm 2011 giảm xuống còn 20,8 %. Năm 2011 tỷ số này đã giảm xuống, cho thấy năm này tình hình thanh khoản đã được cải thiện. Ngân hàng cần có chính sách quản lý rủi ro về mặt thanh khoản tốt, nên chủ động hơn về nguồn vốn của mình.

Tóm lại, chính những rủi ro trên đã gây ra những tổn thất về tài chính cho NH Đại Á làm tăng chi phí hoạt động, làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận. Do đó NH cần phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận với rủi ro và tổn thất.

Bảng 2.9: Chỉ tiêu rủi ro thanh khoản

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tài sản nhạy cảm lãi suất 1.633.980 2.166.462 5.342.439 Tiền gửi tại NHNN&TCTD 632.931 476.252 1.609.916

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất 1.864.578 2.816.705 8.780.713

Tiền gửi ngắn hạn 1.024.057 1.254.982 3.916.337

Tiền vay ngắn hạn 25.000 - -

Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn 815.521 1.561.723 4.864.376 Tài sản thanh khoản 1.662.654 2.194.993 5.396.936

Tiền mặt 28.674 28.513 50.036

TG tại NHNN&TCTD khác 632.931 476.252 1.609.916

Cho vay ngắn hạn 1.001.049 1.690.210 3.732.523

Tổng nguồn vốn huy động 1.528.433 1.845.561 6.286.256

Rủi ro lãi suất (%) 87,6 76,9 60,8

Rủi ro thanh khoản (%) 43,3 27,4 26,5

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ NH Đại Á)

Rủi ro lãi suất

Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng ngân hàng đang có một tỷ lệ rủi ro lãi suất nhỏ hơn 1 và rủi ro lãi suất của ngân hàng giảm xuống qua các năm. Thực tế thì tỷ số này nhỏ hơn 1 hay lớn hơn 1 đều ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng khi có sự thay đổi của lãi suất. Nếu lãi suất tăng thì thu nhập sẽ bị giảm ngược lại nếu lãi suất giảm thì thu nhập của Ngân hàng sẽ tăng lên, cụ thể:

Năm 2009 rủi ro lãi suất là 87,6% sang năm 2010 là 76,9%, đến năm 2011 giảm còn 60,6% là do ngân hàng tăng cường huy động vốn ngắn hạn làm cho khoản mục nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn so với tài sản nhạy cảm lãi suất nên rủi ro giảm qua các năm.

Một phần của tài liệu BAI PEPEBÀI HUY ĐỘNG VỐN SỐ LIỆU CHI NHANH.docx (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w