Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định về giá và các phương

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường ở Công ty Cổ phần Thép và vật tư (Trang 72 - 74)

3. 1.Chủ trương

3.1.7.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định về giá và các phương

phương pháp định giá.

Sự hình thành và vận động của giá cả sản phẩm chịu sự tác động của nhiều nhân tố, chúng bao gồm những nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như : các mục tiêu marketing, chi phí sản xuất, đặc điểm của thị trường, cấu trúc cạnh tranh.

Vì vậy, khi đề ra những quyết định về giá đòi hỏi phải xem xét và giải quyết nhiều vấn đề, điều này giúp cho những người làm giá biên độ dao đọng của một mức giá để chọn được mức giá bán hợp lý nhất và có thể sử dụng như một công cụ cạnh tranh sắc bén.

Có nhiều phương pháp định giá khác nhau như: định giá dựa vào chi phí, định giá theo lợi nhuận mục tiêu và phương pháp hoà vốn, định giá theo giá trị cảm nhận hay theo mức giá hiện hành hoặc giá cạnh tranh … doanh nghiệp có thể sử dụng một cách hoặc kết hợp chúng với nhau để xác định khung giá cho sản phẩm.

3.1.7.2.3.Vai trò của giá trong việc mở rộng thị trường.

Các doanh nghiệp thường sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, giao dịch với nhiều loại khách hàng, bán ở nhiều loại thị trường vào những thời điểm khác nhau.

Trong các chiến lược mở rộng thị trường để có thể thu hút khách hàng thông qua giá, tăng lợi nhuận và đạt được mục tiêu marketing, doanh nghiệp thường có những quyết định giá một cách linh hoạt, phù hợp với từng tình huống cụ thể. Các chính sách giá chủ yếu bao gồm: chính sách gia cho sản phẩm mới, chính sáh giá cho danh mục sản phẩm, các chính sách điều chỉnh giá. Điều chỉnh giá là chính sách giá mang tính linh hoạt khi điều kiện kinh doanh thay đổi về cơ bản doanh nghiệp phải thay đổi chính sách giá bằng cách chủ động tăng hoặc giảm giá.Ví dụ trong chiến lược xâm nhập sâu vào thị trường công ty có thể giảm giá sản phẩm lôi kéo những khách hàng nhạy cảm về giá.

Còn đối với chiến lược phát triển sản phẩm, khi tung một sản phảm mới vào thị trường, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai kiểu chiến lược giá sau:

- Chiến lược giá “ Hớt phần ngon”, với chiến lược này doanh nghiệp thường đặt giá bán sản phẩm của mình ở mức cao nhất có thể, cho những đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới đó.Khi mức tiêu thụ giảm xuống, họ có thể giảm giá để thu hút những khách hàng vốn nhạy cảm về giá.

- Chiến lược giá bám chắc thị trường: Đối lập với chiến lược: “Hớt phần ngon”, vì doanh nghiệp lại ấn định mức giá bán sản phẩm mới của họ thấp nhằm đeo đuổi mục tiêu: “ giành được thị phần lớn”.

Đối với chiến lược phát triển thị trường, doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược định giá theo nguyên tắc địa lý, chiết khấu và bớt giá, khuyến mãi.

Từ trước đến nay giá cả đã tác động như một yếu tố quyết định việc lựa chọn của người tiêu dùng.Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những yếu tố phi giá cả ngày càng trở nên quan trọng hơn trong hành vi lựa chọn của người mua. Đồng thời do luôn phải đối phó với hiện tượng cạnh tranh qua giá trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm những nguyên tắc liên quan đến ứng xử về giá.Các nguyên tắc này giúp cho doanh nghiệp tránh được những đòn tấn công nguy hiểm và phòng thủ tốt hơn kể cả những can thiệp của pháp luật.

3.1.7.3.Biến số phân phối

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường ở Công ty Cổ phần Thép và vật tư (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w