I. Tổng quan tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN trên cả nước tính đến năm
3 CTCP đầu tư xây dựng và kinh
dựng và kinh doanh nhà 31223 196138 1127 12808 640 104408 90 105 130000 0 2960000 30,00 4 CTCP xe khách HN 3772 17589 575 477 213 551 302 263 750000 1504000 4,50 5 CTCP nhà nổi Hồ Tây 4068 7689 374 438 64 121 79 65 600000 900000 12,00
Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN
Theo số liệu ở trên, các công ty đều làm ăn có lãi và phát triển khá nhanh so với trước CPH. Công ty Điện tử chuyên dụng Hanel đạt doanh thu cao gấp 3.75 lần, nộp ngân sách gấp 5 lần, lợi nhuân tăng gần 16 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 7 lần so với trước CPH. Công ty Thương mại và đầu tư Long Biên có doanh thu gấp 2 lần, lợi nhuận gấp 32 lần, thu nhập của người lao động gấp 2 lần so với trước CPH. CTCP đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà có doanh thu gấp 6.3 lần, nộp ngân sách tăng 11 lần, lợi nhuận tăng 163 lần, số lao động tăng và thu nhập của người lao động cũng tăng 2 lần so với trước CPH. Đây chỉ là một số số liệu về rất ít các DN CPH làm ăn có lãi, các con số đều tăng lên một cách đáng kể cho thấy rõ tính ưu
việt của việc tiến hành CPH DNNN, và sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến trình này.
1.2. Nguyên nhân của thành công
- Vướng mắc lớn nhất làm chậm quá trình CPH là xác định giá trị DN, nhât là tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN. Nếu không tính thì giá trị doanh nghiệp quá thấp, dễ xảy ra tình trạng mua bán ngầm cổ phiếu để biến tài sản sở hữu Nhà nước thành tài sản của sở hữu cá nhân, nhất là đối với DNNN có vị trí mặt đường, mặt phố tạo ra lợi thế kinh doanh lớn. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp quản lý diện tích đất lớn, nhưng không sử dụng hết, nếu chuyển sang công ty cổ phần thì những diện tích này có khả năng biến thành hàng hóa bất động sản của doanh nghiệp, tạo ra "lợi thế" cạnh tranh không hợp lý giữa các doanh nghiệp thừa đất với doanh nghiệp thiếu mặt bằng sản xuất. Ðã xảy ra tình trạng doanh nghiệp CPH thừa đất đem cho thuê hoặc bán bớt để chia nhau. Tuy nhiên, từ giữa năm 2003, thành phố đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra lời giải tháo gỡ những vướng mắc nêu trên. Sau một thời gian cho tiến hành đánh giá ở một số DNNN cho thấy tính khả thi cao và được chấp nhận cả phía cơ quan quản lý nhà nước và phía doanh nghiệp. Cụ thể, đối với doanh nghiệp có địa điểm ở vị trí đắc địa hoặc có nhiều diện tích nhà xưởng đất đai thì thực hiện theo hai cách:
Thứ nhất, thành phố sẽ không chuyển thành tài sản của công ty cổ phần mà bán đấu giá tài sản lấy tiền đầu tư vốn cho doanh nghiệp phát triển. Số lao động đang làm việc tại địa điểm đó thành phố sắp xếp, bố trí nơi làm việc thích hợp cho họ. Khoản tiền thu được sử dụng để thực hiện chính sách đối với người lao động và bổ sung vào Quỹ sắp xếp doanh nghiệp.
Thứ hai, nếu thực hiện CPH ở những doanh nghiệp này thì thực hiện theo cơ chế riêng: Vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi trừ đi cổ phần được mua theo giá ưu đãi cho người lao động thì Nhà nước nắm giữ số cổ phần còn lại này. Hoặc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (hơn 50%) của công ty cổ phần mặc dù không nằm trong danh mục tại Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ. Sau một thời gian từ ba đến năm năm, thành phố sẽ cho phép bán hết hay một phần số vốn này theo giá thị trường thông qua tổ chức tài chính trung gian. Việc này đã hạn chế được tiêu cực trong việc mua bán cổ phiếu, Nhà nước sau này sẽ thu được khoản tiền lớn về chênh lệch giá cổ phiếu.
Ngoài hai cách nêu trên, đối với những DNNN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang quản lý nhiều cửa hàng, địa điểm kinh doanh, khi CPH các doanh nghiệp này chỉ được giữ một số cửa hàng, địa điểm nhất định, số còn lại thành phố ra quyết định thu hồi trước khi CPH. Lúc đầu, các doanh nghiệp này phản ứng quyết liệt, song thành phố kiên quyết thu hồi. Sau CPH có doanh nghiệp trước đây chiếm giữ 17 địa điểm kinh doanh, thành phố chỉ để lại cho doanh nghiệp bốn địa điểm, vậy mà hoạt động sản xuất, kinh doanh lại có bước tăng trưởng hơn trước khi CPH. Sau khi CPH, địa điểm kinh doanh ít đi, nhưng phần lớn số người lao động trong doanh nghiệp trở thành cổ đông, hầu hết thành viên Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành là những người có cổ phần lớn, gắn chặt với quyền lợi của doanh nghiệp, làm cho phương thức quản lý thay đổi sâu sắc. Do vậy, doanh nghiệp làm ăn có lãi hơn trước khi CPH.
Bên cạnh việc tháo gỡ những vướng mắc nêu trên, thành phố cũng chỉ đạo kiên quyết xử lý dứt điểm tài sản, vật tư, hàng hóa tồn kho kém phẩm chất của DNNN. Cơ cấu lại nợ, xử lý triệt để các khoản công nợ dây dưa để
làm lành mạnh hóa tình hình tài chính. Trên cơ sở đó, xác định rõ thời gian thực hiện CPH DNNN. Thành phố cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đã CPH dễ dàng tiếp cận việc vay vốn ngân hàng, thực hiện chế độ hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay đối với những công ty cổ phần vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Giải quyết dứt điểm việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho các công ty cổ phần làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng... Những giải pháp nêu trên có tính đặc thù riêng của Hà Nội, đang từng bước phát huy hiệu quả, góp phần đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN ở Hà Nội.
- Tất cả các DN CPH đều rà soát và xây dựng lại quy chế tài chính và lao động. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi, quy định thưởng phạt minh bạch, tinh giản bộ máy gián tiếp, tổ chức hợp lý các bộ phận sản xuất, kinh doanh. Lao động được bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ năng lực của từng người, nhờ vậy năng suất lao động của từng bộ phận được tăng lên, các chi phí không hợp lệ về tiền lương, tiền thưởng .. trước đây được khắc phục.
2. Hạn chế
2.1. Một số tồn tại
2.1.1. Về nhận thức.
- Do công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách về sắp xếp, đổi mới DNNN được thành phố đặc biệt quan tâm và duy trì thường xuyên nhờ vậy nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao động và nhà đầu tư được nâng cao, Tuy nhiên, tại một số ít DN vẫn có tâm lý muốn xây dựng quy mô vốn điều lệ thấp và hạn chế số lượng cổ phần bán ra bên ngoài.
- Nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo Tổng công ty hoặc công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con vẫn chưa theo kịp đòi
hỏi thực tế, quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con theo kiểu hành chính vẫn còn và chưa chuyển được toàn bộ sang quan hệ kinh tế.
2.1.2. Về cơ chế chính sách.
Các chính sách CPH vẫn còn có những nội dung chưa kịp thời điều chỉnh khi xuất hiện những vấn đề mới phát sinh trong thực tế, thậm chí có những hướng dẫn còn quá chậm, khiến cho các cơ sở gặp khó khăn, lúng túng, vận dụng không thống nhất như : phương pháp giá trị quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế vị trí địa lý, giá trị thương hiệu… vào giá trị DN CPH, cụ thể :
* Thứ nhất là khó khăn bất cập về xử lý đất đai khi CPH
Giá trị quyền sử dụng đất, theo quy định, được xác định trên cơ sở giá đất do thành phố công bố. Theo quy định của Điều 56 Luật đất đai, hàng năm thành phố phải xác định giá đất và khung giá đất do Chính phủ quy định để xác định và công bố giá đối với từng loại đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Tuy nhiên, việc xác định giá đối với từng loại đất sao cho đảm bảo sát giá thị trường là điều rất khó thực hiện tại Hà Nội bởi một số nguyên nhân sau:
- Ở Hà Nội, giá chuyển nhượng đất thực tế trên thị trường luôn có xu hướng tăng nhanh và tăng cao hơn so với giá đất do thành phố công bố và cũng không theo bất cứ một quy luật nào. Do vậy, việc xác định giá đất theo các phương pháp do Chính phủ quy định không thể đảm bảo sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường.
- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường được cấu thành và bị tác động bởi rất nhiều yếu tố như: quy hoạch sử dụng đất, hình dạng thửa đất, hướng đất… Trên thực tế, nó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của
người bán, kẻ mua. Đó là điều mà các văn bản, chính sách pháp luật về đất đai không thể có công thức để xác định đầy đủ, cụ thể và chính sách.
Như vậy, giá thị trường chỉ có thể xác định một cách khách quan và hợp lý thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất. Nếu thành phố xác định giá đất cao thì DN sẽ phải chịu chi phí lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Điều này dẫn đến những bất cập trong việc xác định tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi CPH dù là theo hình thức giao đất hay thuê đất. Nghị định số 198/2004/NĐ-CP quy định: theo phương thức giao đất, DN phải nộp ngay một lần 100% tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước với chi phí sử dụng đất bình quân mà DN phải trả hàng năm là 2%/năm. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về cho thuê đất, đơn giá thuê đất 1 năm tính bằng 0.5- 2% giá đất do thành phố công bố. Như vậy, chi phí sử dụng đất bình quân mà DN phải trả hàng năm theo hình thức thuê đất thấp hơn so với hình thức giao đất khoảng 5 lần. Với mức chênh lệch như vậy, tất cả các DN CPH đều lựa chọn hình thức thuê đất để thực hiện sản xuất kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc các DN CPH đã loại trừ ra khỏi giá trị DN một giá trị lợi thế vô hình rất cao được xã hội chấp nhận là giá trị sử dụng đất thực tế.
*Thứ hai là về xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của DN CPH tại các DN khác. Theo quy định của Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì đối với DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá trị vốn góp được xác định theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán của DN khác, còn với DN đã niêm yết tên trên thị trường chứng khoán thì giá trị vốn góp được xác định theo giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm xác định giá trị DN. Tuy nhiên, trên thực tế, với các công ty chưa niêm yết, việc mua bán cổ phiếu vẫn diễn ra phổ biến, nhưng giá giao dịch cổ phiếu của các công ty thường cao hơn giá cổ phiếu giá cổ phiếu ghi trên sổ sách. Vì thế, việc xác định giá trị vốn đầu tư dài
hạn của các DN CPH tại các công ty cổ phần khác sẽ gây thất thoát tài sản và tiền vốn khá lớn của Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa.
* Thứ ba: về giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư. Các DNNN của thành phố Hà Nội thuộc diện CPH giai đoạn 2007-2010 đa phần đều đã thực hiện chuyển đổi (chuyển thành công ty TNHH nhà nước 1 thành viên hoặc chuyển công ty mẹ- công ty con) và đã xử lý lao động dôi dư một lần, song việc rà soát và xây dựng phương án xử lý lao động dôi dư khi chuyển đổi của phần lớn các DN là thiếu tính triệt để nên khi CPH sẽ xuất hiện một lượng lớn lao động dôi dư (dự kiến khoảng 2500 người với mức kinh phí chi trả là 60 tỷ đồng).
Theo quy định của Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì các DN này không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định nên sẽ không được xử lý lao động dôi dư khi cổ phần hóa bằng nguồn thu từ CPH. Các DN này sẽ phải sử dụng các nguồn tài chính của mình để xử lý lao động dôi dư nên sẽ gặp nhiều khó khăn do DN không đủ khả năng chi trả theo mức quy định, thậm chí cả theo mức thấp hơn theo quy định của Bộ luật lao động. Quy định này sẽ gây khó khăn cho thành phố trong việc xử lý lao động dôi dư, làm chậm tiến trình CPH của thành phố.
* Thứ tư là việc xử lý các khoản nợ tồn tại vê tài sản, công nợ. Việc xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan đến tồn tại về tài sản, công nợ.. cũng như việc xử lý các tồn tại về tài chính, quyết toán thuế.. tại các DN còn có khó khă do nhiều năm trước đây không giải quyết thường xuyên, dứt điểm và các DN chưa tuân thủ Pháp lệnh về kế toán thống kê, các quy định về quản lý tài chính DN.
* Thứ năm là một số tồn tại sau khi DN hoạt động theo Luật DN
- Sự quản lý của nhà nước đối với các DN CPH còn nhiều yếu kém. Sau CPH nhiều DN còn lúng túng khi chuyển sang hoạt động theo Luật DN, vẫn
muốn có một cơ quan quản lý trực tiếp như khi còn là DNNN. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước trước đây cũng không thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước với các DN nên một số DN trong thời gian đầu chuyển sang CTCP đã gặp khó khăn, đặc biệt là các DN có tỷ lệ vốn nhà nước chiếm dưới 50%.
- Do thiếu và chậm hướng dẫn hoạt động cụ thể ngay từ đầu nên vai trò của Đảng và các tổ chức đoàn thể trong các CTCP còn lúng túng trong tổ chức hoạt động
- Vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử trong vay tín dụng ngân hàng thương mại quốc doanh. Một số CTCP chưa hoạt động theo đúng Luật DN, chưa thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt, chưa nâng cao sức cạnh tranh của DN. Người lao động còn lẫn lộn giữa vai trò cổ đông và người lao động.
* Thứ sáu : về tổ chức thực hiện
- Về xây dựng phương án cổ phần hóa. Tại nhiều DN, lãnh đạo DN chưa quan tâm đầy đủ, một số hạn chế về năng lực và các cơ quan quản lý trực tiếp, thiếu tâp trung hướng dẫn để xây dựng phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo mục tiêu tiếp tục phát triển DN và tính khả thi, vì vậy hạn chế hiệu quả CPH.
- Về quản lý đất đai và nhà xưởng sản xuất kinh doanh. Việc kết hợp thẩm định phương án sản xuất kinh doanh gắn với việc giao sử dụng cửa hàng, nhà xưởng, đất đai trong thời gian trước đây còn chưa được quan tâm nên không ít DN khi chuyển sang CTCP vẫn được giao nhà xưởng, đất đai vượt quá nhu cầu của DN, dẫn đến tình trạng sử dụng sai mục đích, không hiệu quả.
- Một số cơ chế chính sách chậm được sửa đổi bổ sung phù hợp với thực tiễn và yêu cầu sắp xếp trong tình hình mới. Những khó khăn, vướng mắc trong chính sách CPH chưa được kịp thời tháo gỡ.
* Về đối tượng CPH : quy định trong các Nghị định qua các năm không thống nhất, Nghị định 28/CP quy định DNNN CPH phải có quy mô vừa và nhỏ, không thuộc diện Nhả nước nắm giữ 100% vốn, có phương án kinh doanh hiệu quả; đến nghị định 187/2004/NĐ-CP mới có quy định về