0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Một số quan điểm cần tiếp tục quán triệt trong quá trình thực hiện CPH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 60 -62 )

I. Tổng quan tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN trên cả nước tính đến năm

1. Một số quan điểm cần tiếp tục quán triệt trong quá trình thực hiện CPH

hiện CPH

Để đảm bảo cho tiến trình CPH đạt được hiệu quả thiết thực theo các yêu cầu đặt ra, căn cứ vào lý luận về CTCP, CPH DNNN và mục tiêu định hướng XHCN mà Nhà nước ta lựa chọn, trong quá trình CPH DNNN cần quán triệt các quan điểm sau :

1.1. CPH DNNN không phải là quá trình tư nhân hóa

Khi tiến hành đổi mới về cơ cấu các DNNN, Đảng ta xác định: “ Triển khai tích cực và vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy DN làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản Nhà nước tăng lên, không phải để tư nhân hóa…”. Như vậy, ngay từ đầu, quan điểm CPH đã đặt ra trong sự khác biệt hoàn toàn với quan điểm tư nhân hóa. Tư nhân hóa được coi là việc Nhà nước bán DN của mình cho tư nhân, tức là chuyển sở hữu Nhà nước thành sở hữu tư nhân. Trong khi đó, ở nước ta, chủ trương CPH một số DNNN là sự chuyển hướng chiến lược và là một trong những phương thức cơ cấu lại các DNNN cho hợp lý và hiệu quả hơn để chúng thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế- xã hội. Hơn nữa, khi CPH DNNN, Nhà nước bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của DN cho người lao động trong DN, cho các tổ chức hoặc các cá nhân ngoài DN. Quá trình đó là sự chuyển đổi DN từ một

chủ sở hữu là Nhà nước thành nhiều chủ sở hữu, tức là sở hữu tư nhân hỗn hợp, không phải cho một tư nhân.

1.2. CPH là giải pháp cơ bản để cơ cấu lại DNNN

Do nhiều nguyên nhân, hệ thống DNNN ngày càng bộc lộ nhiều sự bất hợp lý và yếu kém. Với thực trạng đó, DNNN không thể giữ được vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hơn nữa lại còn tạo thêm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Việc sắp xếp lại DNNN theo hướng Nhà nước tập trung nắm giữ các DN lớn then chốt, trọng điểm của nền kinh tế quốc dân, chuyển đổi hình thức sở hữu của các DNNN khác, chủ yếu là hình thức CTCP chính là nhằm tăng cường tiềm lực cho khu vực kinh tế Nhà nước. Sự thay đổi về cơ chế quản lý cũng như hình thức sở hữu đã tạo nên một diện mạo mới cho các DNNN, hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của DNNN trên thị trường, xứng đáng là lực lượng kinh tế chủ đạo của đất nước.

1.3. Lấy thước đo kinh tế xã hội làm thước đo cho CPH.

Quan điểm này xuất phát từ mục tiêu CNXH mà Đảng và nhân dân ta hướng đến. Đó là thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được trong một mô hình kinh tế có khả năng động viên tối đa mọi nguồn lực của xã hội cũng như của các thành phần kinh tế vào phát triển lực lượng sản xuất, tăng nhanh khối lượng của cải cho xã hội. CPH phải nhằm vào mục tiêu này, tức là phải đảm bảo thu hút nguồn vốn rộng rãi trong xã hội, đổi mới quản lý, phát triển DN, góp phần tích cực vào cơ cấu lại hệ thống DNNN theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế, việc làm và thu nhập của người lao động được tăng lên, DN tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Đó là hiệu quả kinh tế xã

hội mà việc CPH DNNN phải hướng đến và phải coi đó là thước đo kết quả cổ phần hóa DNNN. Nếu không làm tăng hiệu quả kinh tế- xã hội và không góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu định hướng XHCN thì cũng không thể nói rằng CPH đã thành công.

1.4. CPH phải đảm bảo đúng định hướng XHCN.

Định hướng XHCN là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, mọi chiến lược đổi mới hay hội nhập của đất nước ta. Vấn đề CPH DNNN không nằm ngoài quỹ đạo đó. Không phải tất cả các DNNN đều được CPH. Để đảm bảo giữ đúng và tăng cường vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp, không phải Nhà nước tiến hành CPH toàn bộ các DNNN hiện có, mà vẫn giữ lại các DN trong các ngành then chốt, trọng điểm của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, trong quá trình CPH, các DNNN luôn theo sự kiểm soát và kế hoạch của TW, nếu phương án CPH của DN nào không có tính khả thi hay tài chính không rõ ràng đều không được tiến hành CPH. Một số vấn đề liên quan sau CPH như vai trò của DNNN sau CPH, thu nhập và việc làm của người lao động sau CPH… đều phải được chú ý để giải quyết cho đúng. CPH nhằm nâng cao vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế một cách vững chắc và hiệu quả hơn, chứ không nhằm loại bỏ vai trò này của thành phần kinh tế Nhà nước. CPH cũng nhằm tạo quyền làm chủ thực sự của người lao động với DN của họ, nâng cao hiệu quả làm việc và đời sống cho họ. Vì vậy, để CPH không đi chệch hướng XHCN, các cơ quan Nhà nước cần có trách nhiệm trong quản lý CTCP thực hiện đúng các mục tiêu CPH đặt ra, hạn chế sự thâu tóm của một vài cá nhân trong và ngoài nước đến hoạt động của các công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 60 -62 )

×