Lợi ích thu được

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công việc cải tạo hệ thống thu gom nước thải và nước mưa vào lòng hè của Thành phố Hà Đông (Trang 55 - 71)

Lợi ích về mặt kinh tế

Khi việc thực hiện dự án thu gom nước thải và nước mưa vào lòng hè làm cho chất lượng các công trình hạ tầng cơ sở trong nội thị được nâng lên về chất lượng, giảm những hỏng hóc do úng lụt đô thị gây ra.

Theo tính toán phần trên thì mỗi năm trên toàn Thành Phố đã tiết kiệm được khoảng hơn 3 tỷ đồng do tiết kiệm được chi phí ở khâu nạo vét bùn cống, chi phí vận chuyển, chi phí quét và vớt rác trong cống ngầm, chi phí từ khâu duy tu sửa chữa hàng năm.

Lợi ích về mặt môi trường

công ty Thoát nước đô thị Thành Phố Hà Đông đã góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân, tăng cường độ bền vững kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị

Công trình thu gom nước thải và nước mưa vào lòng hè của Th.S Nguyễn Thị Kim Sơn đã được trao giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Vifotec và được nhiều cấp lãnh đạo khen thưởng do có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

Khắc phục tình trạng mưa xuống thì đường ngập, nắng lên thì mùi hôi của cống bốc lên nồng nặc đây là hiện tượng xảy ra hết sức thường xuyên không chỉ ở Thành Phố Hà Đông mà nó diễn ra trên nhiều Thành Phố lớn do các công trình xây dựng đã quá cũ và xuống cấp nghiêm trọng do nước thải và nước mưa trong Thành Phố được thoát chung trong một hệ thống và không có hố ga chứa và ngăn giác nên gặp khó khăn trong khâu xử lý các khí độc hại phát sinh và xử lý chất thải hữu cơ, vô cơ.

Xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nước mưa được cấu tạo chính là hệ thống hồ nước mạt đường, lưới chắn rác bằng gang, hệ thống thu ngăn mùi, một cửa chặn với hệ thống các ống thông thủy nối giữa các hố thu và hệ thống ngăn mùi với hệ thống thoát nước hiện có.

Cải tiến các cửa thu nước kiểu hàm ếch do không đảm bảo được tình trạng bốc mùi và rác bẩn trôi xuống gây khó khăn trong khâu vớt rác của công nhân đội ga cống của công ty môi trường đô thị Hà Đông. Mùi hôi của nước cống bốc lên còn làm cho môi trường bị ô nhiễm đặc biệt những hộ dân sống xung quanh đó bị ảnh hưởng rất lớn những người dân này tìm đử mọi phương cách để nhằm ngăn cản mùi nước cống bốc lên bằng đủ loại vật dụng gây mất mỹ quan đô thị

Lợi ích về mặt xã hội

Do hệ thống nước thải Thành Phố được thu gom và vận chuyển một cách hiệu quả nên người dân Thành Phố Hà Đông đặc biệt là những người

sống xung quanh các khu vực có hệ thống cống rãnh cũ trước đây không còn phải chịu cảnh hang ngày phải hít thở những mùi hôi thối bốc lên từ cống rãnh, tình trạng tắc đường vào mùa mưa do lụt lội giảm đi một cách rõ rệt người dân không còn bị đi làm muộn do tắc đường vì nguyên nhân lụt lội trong đô thị, không còn tình trạng đến cơ quan làm việc với chiếc quần ướt gấu và thoải mái đi lại trong mùa mưa hơn.

Cảnh quan đô thị cũng từ đó trở nên sạch đẹp hơn tạo mỹ quan đô thị giúp thực hiện mục tiêu phát triển đô thị Thành Phố Hà Đông ngày càng khang trang sạch đẹp hơn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hoàn thiện mục tiêu phát triển đô thị đến 2010.

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG

1. Cơ sở đề xuất các biện pháp.

Định hướng phát triển hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam

Để phục vụ cho sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ môi trường Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 35/1999/QĐ – TTG ngày 3/5/1999 nhằm định hướng cho việc phát triển hệ thống thoát nước thải các đô thị một cách ổn định bền vững trong từng giai đoạn.

Mục tiêu trước mắt đến 2005

Chuẩn bị tố cho việc phát triển hệ thống thoát nước đô thị chóng cải thiện tình hình thoát nước tại các đô thị

• Ưu tiên thoát nước mưa

Nhằm xoá bỏ tình trạng ngập úng thườg xuyên trong mùa mưa ở các đô thị, đối với các đô thị có địa hình thuận lợi có thể nghiên cứu cải thiện hệ thống thoát nước mưa ở mức cao hơn.

Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước từ 30 – 40% hiện nay lên 60%

• Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước thải

Ưu tiên các đô thị loại I, các Thành Phố lớn như Hà Nội, TP HCM và các đô thị lớn có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của đất nước, các trung tâm du lịch.

Xử lý nước thải cụ bộ, nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp trước khi xả vào cống chung của Thành Phố.

Xoá bỏ các thùng xí trong các đô thị trước năm 2005, có đủ nhà vệ sinh công cộng tại những nơi nhiều khách vãng lai như bến tàu, bến xe, chợ.

Giữ gìn chống xuống cấp hệ thống thoát nước hiện có tại các đô thị

Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới.

• Xây dựng mô hình doanh nghiệp công ích cho các công ty thoát nước đô thị

Từng bước khắc phục cơ chế bao cấp, ban hành chính sách giá dịch vụ thoát nước để các công ty thoát nước có nguồn vốn tự trang trải chi phí quản lý, vận hành.

• Từng bước tiến hành cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp cấp thoát nước

• Chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững Kiện toàn tổ chức các cấp cơ sở

Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ công nhân

Tăng cường hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn nước Tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí

Sản xuất thiết bị, phụ tùng vật tư trong nước. Mục tiêu dài hạn đến 2020

Giải quyết cơ bản yêu cầu về thoát nước nhằm bảo vệ và nâng cao môi trường đô thị, phục vụ tốt đời sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, bền vững.

Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đô thị, từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường.

Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước từ 50 đến 60% lên 80 – 90% đối với thủ đô Hà Nội, Thành Phố HCM và các đô thị loại II, đô thị

nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế, phát triển du lịch, các khu công nghiệp chế xuất đạt 90 đến 100%

 Thiết lập cơ chế tài chính đảm bảo sự phát triển bền vững cho các hệ thống thoát nước đô thị

 Phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng công nghệ mới thông qua chyển giao công nghệ, hiện đại hoá hệ thống thoát nước đô thị để đạt trình độ quốc tế hoặc tương đương trong khu vực.

 Áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chiến lược phát triển của Thành Phố Hà Đông

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Thành Phố Hà Đông vẫn luôn là trung tâm chính trị - Kinh tế - Văn hoá của tỉnh Hà Tây. Trong những năm qua Thành Phố Hà Đông đã có những bước tăng trưởng và tiến bộ vượt bậc là điểm tựa phát triển kinh tế của toàn tỉnh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá với mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện và vững mạnh về kinh tế - xã hội hướng tới mục tiêu đến 2020 Hà Đông trở thành một Thành Phố tiêu chuẩn.

Với mục tiêu phát triển Thành Phố của HĐND&UBND Thành Phố Hà Đông nhằm tạo môi trương thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Mục tiêu phát triển đô thị là mục tiêu phát triển hàng đầu của Thành Phố Hà Đông để đạt được những mục tiêu chiến lược đó cần xây dựng một Thành Phố với đầy đủ cơ sở vật chất và sự thận trọng trong phát triển đô thị cụ thể: Quy hoạch phải đạt đến một Thành Phố hiện đại, do vậy phải mạnh dạn đột phá; bên cạnh những khu đô thị mới sẽ xây dựng cần sớm cải tạo những khu đô thị, khu dân cư cũ, khu vực làng nghề mà trước mắt là cải tạo mạng lưới giao thông đô thị và nâng cao chất lượng của hệ thống vệ sinh môi trường đô thị

phù hợp với yêu cầu của một đô thị hiện đại, giải quyết tốt vấn đề môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững và vừa nâng cao chất lượng đời sống đô thị…

Bên cạnh đó tạo môi trường thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Với sự phát triển của Thành Phố Hà Đông đời sống của nhân dân Thành Phố ngày một nâng cao, tuy nhiên một hiệu ứng mang tính quy luật là các khu công nghiệp, các loại hình kinh doanh dịch vụ, dân số… tập trung tại Thành Phố Hà Đông cũng ngày càng cao trong khi nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho các mục đích khác nhau cũng ngày càng gia tăng chính trong khi đó chất lượng của hệ thống thoát nước thải cũ thì không đồng bộ và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước trong Thành Phố đòi hỏi các cấp, ban ngành chức năng cần phải xem xét và có hướng giải quyết tình trạng trên một cách triệt để.

Với vị trí là cửa ngõ thủ đô Thành Phố Hà Đông đang phát huy lợi thế nhằm đấy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng cả nước hội nhập - phát triển bền vững.

Theo công bố điều chỉnh quy hoạch chung của thị xã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 21/10/2006

Về thoát nước thải : Tiếp tục cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước với hướng thoát nước chính ra Sông Nhuệ, sông la khê và Sông Đáy, cải tạo hệ thống thoát nước hiện có, tăng cường thêm các giếng thu, kết hợp với trạm bơm tiêu, dần dần tách nước mưa với thoát nước thải.

2. Các biện pháp thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước.

Tích cực tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân đặc biệt là tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tại các trường tiểu học, trung học phổ thông và trung học cơ sở nhằm hình thành sớm ý thức bảo vệ môi trường

trong các em học sinh là những người chủ tương lai của đất nước. Việc tuyên truyền giúp mọi người ý thức được lợi ích và thiệt hại đối với việc giữ gìn vệ sinh môi trường đây là biện pháp nhằm khắc phục tận gốc tình trạng ô nhiễm môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Khuyến khích những công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao nhằm cung cấp các giải pháp hữu hiệu giúp hệ thống hoạt động có hiệu quả. Có những chính sách nhằm khuyến khích những người có trình độ tích cực sáng tạo đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

Trong quá trình phát triển đô thị cần phải lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường vào quy hoạch tổng thể phát triển Thành Phố.

Đối với Thành Phố Hà Đông - Một Thành Phố phát triển nhanh và mạnh thì vấn đề này vô cùng cần thiết hàng năm có rất nhiều dự án phát triển kinh tế được xây dựng ở Thành Phố với những nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước lên đến hàng chục tỉ đồng. Chính những điều đí làm cho công tác quy hoạch đô thị lồng ghép vấn đề môi trường trở nên vô cùng cần thiết theo công bố điều chỉnh quy hoạch chung của Thành Phố Hà Đông được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt tại quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 21/10/2006 đã cho thấy vấn đề quy hoạch đô thị cần có tầm nhìn lâu dài.

Cần phải thay đổi về mặt nhận thức trong quá trình quy hoạch: Phát triển và đô thị hoá không đồng nghĩa với việc bê tông hoá đô thị. Cần đảm bảo mức độ tương xứng giữa tỷ lệ mảng xanh ( Cây xanh, không gian mở) và mảng xám ( Công trình xây dựng)

Các yếu tố về môi trường đô thị : Hoạt động công nghiệp – thương mại và dịch vụ cần phải được gắn kết có hệ thống trong bức tranh tổng thể đó

Điều chỉnh chính sách sử dụng đất đô thị. Xác định đúng đắn, hợp lý các mục đích sử dụng đất đô thị. Các khu vực được quy hoạch là khu dân cư, công trình công cộng đều phải được giám sát chặt chẽ.

Nói tóm lại Vấn đề ngập úng đô thị có được giải quyết hay không, lời giải của vấn đề này nằm ở các giải pháp quy hoạch đô thị chính vì thế Thành Phố cần ưu tiên giải quyết các vấn đề sau:

 Khôi phục lại các khu vực trũng thấp, các hồ ao tự nhiên trong đô thị làm nơi lưu giữ nước khi mùa mưa đến tránh tình trạng lụt lội xáy ra. Đông thời các hồ ao này đóng vai trò như là các không gian mở và vùng đệm trong đô thị nhằm cải thiện điều kiện vu khí hậu, đồng thời cải thiện môi trường cảnh quan đô thị không bị ngột ngạt bởi những toà nhà và các công trình bê tông.

 Gắn kết các dự án hiện hữu về cải thiện hệ thống kênh rạch đô thị trong công tác quy hoạch, giải quyết ngập lụt và cảnh quan đô thị. Không dùng các hệ thống kênh rạch hiện hữu cho mục đích chuyển tải nươc sinh hoạt mà nên dùng cho mục đích chứa nước mưa nhằm cải thiện cảnh quan đô thị.

 Cần kiên quyết thực hiện các phương án về quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước cho Thành Phố một cách đồng bộ và nhanh chóng  Buộc những người xả thải phải đóng phí theo nguyên tắc “người

gây ô nhiễm phải trả tiền” đồng thời sử dụng đúng mục đích của phí thoát nước thải đô thị cho việc tái đầu tư và xây dựng nhân sự - thiết bị cho công tác bảo trì duy tu.

 Phân quyền về chức năng hoạt động của sở GTCC, chức năng về thoát nước nên được tách biệt và do một đơn vị độc lập chịu trách nhiệm đáp ứng dịch vụ này cho đô thị.

Đơn vị độc lập này có thể là của nhà nước có đối tác tư nhân để người dân giám sát ( thông qua đại biểu hội đồng nhân dân ở các huyện,quận)

 Khuyến khích tư nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thoát nước nhằm cung cấp dịch vụ thoát nước. Thông qua cơ chế đóng phí nước thải của người dân Thành Phố.Trong đó nhà nước đóng vai trò kiểm soát và quản lý thông qua các cơ chế chính sách

 Khuyến khích cộng đồng tham gia vào công việc giám sát công tác quản lý và giải quyết ngập lụt. Với mục đích tham gia của cộng đồng không phải là kiện cáo, chỉ trích cơ quan nhà nước mà là kết hợp với cơ quan nhà nước xác định đúng nguyên nhân và tìm giải pháp hợp lý.

 Đối với các khu đô thị mới cần được quy hoạch và ưu tiên thiết kế hai hệ thống thoát nước thải và nước mưa tách riêng với nhau. Giải pháp này đòi hỏi có một lượng vốn tương đối lớn ban đầu nhưng sẽ đạt được những kết quả cao.

 Thu gom nước mưa cho các mục đích sử dụng khác không đòi hỏi chất lượng nước cao như tưới cây đường phố, tưới nước công viên, vệ sinh đường phố, bổ sung nhằm khắc phục nhu cầu ngày càng cao trong vấn đề nước sinh hoạt và giảm chi phí cho các hoạt động có liên quan.

 Ô nhiễm nước thải làng nghề cũng là một vấn đề hết sức quan trọng và mang tính đặc trưng của Thành Phố Hà Đông. Cần phải có

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công việc cải tạo hệ thống thu gom nước thải và nước mưa vào lòng hè của Thành phố Hà Đông (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w