0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Môi trường nước Thành Phố Hà Đông

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG VIỆC CẢI TẠO HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC MƯA VÀO LÒNG HÈ CỦA THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG (Trang 31 -31 )

Thực trạng môi trường nước Thành Phố Hà Đông và các nguồn phát sinh nước thải

Thành Phố Hà Đông thủ phủ của tỉnh Hà Tây có thể nói đây là nơi phát triển kinh tế đứng đầu của tỉnh hàng năm GDP của Thành Phố đóng góp khoảng 35% GDP toàn tỉnh với nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều khu công nghiệp, các công trình xây dựng nhà ở… phát triển đã mang lại một bộ mặt mới cho Thành Phố Hà Đông trong 10 năm trở lại đây.

Bên cạnh những thành tựu hết sức đáng khích lệ thì chính những nghành nghề và sự phát triển nhanh chóng của Thành Phố đã mang lại những hậu quả đối với môi trường đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục như: Tình trạng ô nhiễm nước, tình trạng ô nhiễm không khí, tình trạng ô nhiễm đất…

Trên lưu vực Sông Nhuệ - đáy có nhiều nguồn nước thải gây ô nhiễm đến chất lượng nước của các con sông này với mức độ ô nhiễm khác nhau như: Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp, nước thải làng nghề…

Trong số các nguồn nước thải lớn tại lưu vực Sông Nhuệ - Đáy nước thải sinh hoạt đóng góp tỷ lệ lớn nhất 56%. Đây là một đặc trưng nổi bật của lưu vuẹc Sông Nhuệ - Đáy so với các lưu vực sông khác.

Nước thải sinh hoạt với tỷ lệ đóng góp lớn, tải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao, đã làm cho chất lượng nước Sông Nhuệ và một số đoạn của Sông Đáy vị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Trong các tỉnh Thành Phố của lưu vực

thì Hà Tây đóng góp 21% lượng nước thải sinh hoạt đứng sau Hà Nội 54%. Theo niên giám thống kê năm 2005 của WHO thì tỉ lệ đóng góp các chất ô nhiễm của Hà Tây và các vùng thuộc lưu vực Sông Nhuệ - Đáy như sau:

Hà Nội Hà Tây Hà Nam Nam

Định Ninh Bình Hoà Bình Toàn lưu vực sông COD (tấn/ngày) 226– 323 182–259 59-84 141-201 66-94 59-84 733-10 45 BOD (tấn/ngày) 142-170 114-136 37-44 88-106 41-50 37-44 459-50 Tổng nitơ (tấn/ngày) 19–38 15-30 5-10 12-24 6-11 5-10 62-123 Tổng phốt pho (tấn/ngày) 1–13 1-10 0,3-3 0,8-7 0,4-3 0,3-3 4-39 Coliform (1012 khuẩn lạc/ngày) 3.145 2.256 823 1.1961 919 813 10.187 Dầu (tấn/ ngày) 31 25 8 19 9 8 100 SS (tấn/ngày) 535-692 429 - 556 140-181 334-431 156-202 138-17 9 1732-2 241 Bảng 2.1: Tỉ lệ đóng góp các chất ô nhiễm lưu vực Sông Nhuệ - Đáy

(Theo phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm của WHO. Dân số theo niên giám thống kê,2005)

Cùng với mật độ dân số trung bình cao dẫn đến tình trạng gia tăng lượng nước thải. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, trong khi hạ tầng kĩ thuật

đô thị không phát triển tương xứng đã làm gia tăng vấn đề ô nhiễm môi trường trong đó có vấn đề môi trường gây ra do nước thải sinh hoạt.

Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt của cư dân lưu vực Sông Nhuệ đều không qua xử lý mà được đổ thẳng vào các sông hồ trong lưu vực đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước của Sông Nhuệ với các nguồn phát sinh nước thải chủ yếu:

Nước thải y tế:: Là loại nước thải nguy hại cần được xử lý triệt để trước

khi thải vào nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên, hiện nay hầu hếy các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải lượng nước thải này cũng được thải trực tiếp vào hệ thống nước thỉa sinh hoạt và đổ vào nguồn nước mặt trong lưu vực sông.

Nước thải công nghiệp : Theo niên giám thống kê năm 2003 toàn bộ lưu vực Sông Nhuệ - Đáy có 4.113 doanh nghiệp công nghiệp ( trong đó Hà Nội chiếm 67% số cơ sở) có giá trị sản xuất 83.382 tỷ đồng. Các hoạt động công nghiệp này đã phát sinh nhiều chất thải ở cả ba dạng rắn, lỏng, khí gây ô nhiễm và ảnh hưởng lớn đến môi trường nước của lưu vực sông. Làm suy giảm chất lượng nước mặt của các thuỷ vực trong khu vực.

Tại Hà Tây lượng nước thải trong lĩnh vực này là 80.000m3/ngày, chiếm 25% tổng số nước thải công nghiệp thải xuống lưu vực sông biểu hiện cụ thể thông qua bảng số liệu sau:

Cơ khí-chế tạo máy chế biến thực phẩm Dệt nhuộm Hoá chất và giấy vật liệu xây dựng Các nghành sản xuất khác Số cơ sở % Số cơ sở % Số cơ sở % Số cơ sở % Số cơ sở % Số cơ sở % 11 15,7 1 9 27,2 7 6 20,6 9 5 27,7 8 5 17,8 6

Bảng2.2 : số lượng cơ sở xả thải xuống Sông Đáy – Hà Tây

Các nghành với đặc thù sản xuất khác nhau nên thành phần chất thải ra môi trường nước cũng khác nhau tuy nhiên những chất thải của nghành này tương đối nguy hiểm và khó xử lý nên gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Sản xuất nông nghiệp: Với số dân tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp trong Lưu vực Sông Nhuệ - Đáy chiếm khoảng 60 – 70% dân số toàn khu vực.

Trồng trọt: các sông trong lưu vực Sông Nhuệ - Đáy là các hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh,phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trong vùng. Chế độ dòng chảy chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi hệ thống các cống điều tiết trong lưu vực. Chế độ đóng mở của các cống này tác động rất lớn đến chất lượng nước trong lưu vực (Đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi Sông Nhuệ)

Ngoài ra các hoạt động canh tác nông nghiệp với đặc thù của nghành nghề là phải sử dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV nên việc sử dụng không đúng quy cách làm cho chất lượng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng việc này còn gây ra những tác động đến chất lượng đất ven lưu vực.

Nước thải làng nghề

Theo thống kê, hiện tại lưu vực sông có 458 làng nghề. Các làng nghề này mang lại những giá trị kinh tế đáng kể, tuy nhiên cũng góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường trong lưu vực. Hoạt động của các làng nghề làm phát sinh khoảng 45.000 – 60.000m3 nước thải/ngày ( Trong đó các làng nghề ở Hà Tây chiếm khoảng 40% tổng số) chỉ tính riêng 11 làng nghề thuộc Thành Phố Hà Đông và huyện hoài đức của tỉnh Hà Tây đã sinh ra lượng nước thải khoảng 15.000 – 18.000m3/ngày - Nguồn vụ môi trường, bộ tài nguyên môi trường năm 2004.

Việc ô nhiễm môi trường làng nước mặt trong các làng nghề của Lưu vuẹc Sông Nhuệ - Đáy diễn ra khá trầm trọng với các đặc trưng khác nhau cho mỗi loại hình điển hình như:

Làng nghề Cát Quế, Hoài Đức ( Sản xuất mạch nha, miến, đường, bánh đa) mỗi ngày thải ra 3.500m3

Làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức ( sản xuất miến dong, tinh bột) mỗi ngày thải ra 6.800m3

Làng nghề Minh Khai, Hoài Đức ( sản xuất miến dong tinh bột ) mỗi ngày thải ra 5.500m3

Theo nguồn của sở tài nguyên môi trường tỉnh Hà Tây 12/2/2005.

tại mỗi làng nghề với các ngành nghề khác nhau sẽ có những chất thải khác nhau cụ thể:

Các cơ sở chế biến nông sane thực phẩm có mức độ ô nhiễm của nước thải rất cao, chủ yếu là các chất hữu cơ với hàm lượng vượt TCVN nhiều lần.Lượng thải khoảng 380 – 400kg BOD5/tấn sản phẩm, 600 – 650kg COD/tấn sản phẩm.

Các cơ sở dệt nhuộm sử dụng nhiều hoá chấ.Nước thải có độ màu rất cao, lượng hoá chất dư thừa lớn. Lượng nước thải khoảng 81kg COD/tấn sản phẩm, 300kg TS/tấn sản phẩm.

Nước thải của các cơ sở sản xuất cơ khí có mạ chứa kim loại với hàm lượng vượt TCVN nhiều lần: Cr(VI):420 lần; Cr(III): 18 – 100 lần; Pb: 6-24 lần; Zn : 6 – 32 lần.

Nước thải từ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, vượt qua TCVN 1,3 – 7,3 lần; Hàm lượng SO4 vượt TCVN 300 – 400 lần.

Những Vấn đề này hiện nay đặt ra cho Thành Phố Hà Đông một vấn đề về môi trường hết sức cấp bách đòi hỏi cần được giải quyết trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững.

3.1.3 Thực trạng hệ thống thoát nước thải cũ của Thành Phố Hà Đông

Hệ thống thoát nước ở Thành Phố Hà Đông trước đây là một hệ thống chung cho cả nước mưa nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.Phần lớn mạng lưới cống đã được xây dựng từ thời pháp thuộc cách đây hơn 50 năm. Nói chung một hệ thống thoát nước thường được thiết kế với thời hạn tính toán xác định, thời hạn tính toán hệ thống thoát nước đối với một Thành Phố là từ 20 đến 25 năm do đó hệ thống thoát nước của Thành Phố hiện nay rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, lưu lượng nước thoát dần đạt và vượt quá lưu lượng thiết kế công suất của hệ thống. Việc xây dựng bổ sung được thực hiện qua nhiều thời kỳ khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau nên không đảm bảo được tính đồng bộ giữa các bộ phận của hệ thống. Trong khi chỉ tiêu chiều dài đường cống ở các nước công nghiệp phát triển là khoảng 2m/người thì hiện nay chỉ tiêu này ở Thành Phố Hà Đông chỉ vào khoảng 0,18m/người.

Các hồ ao kênh mương trong Thành Phố với chức năng điều hoà và tiêu nước mặc dù được nạo vét nhưng tình trạng lấn chiếm và san lấp nên số lượng ngày càng suy giảm. Hệ thống sông chính là Sông Nhuệ do tiếp nhận nước thải từ nhiều nguồn nên tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng theo số liệu đo đạc của các cơ quan chức năng thì hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.

Đồng thời hệ thống cống rãnh của Thành Phố thoát nước kém cùng với mặt nước bị lấp nhiều đã gây nên tình trạng ngập úng cục bộ trong đô thị vào mùa mưa, gây nhiều trở ngại cho giao thông đi lại, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, sinh hoạt và làm thiệt hại lớn về kinh tế gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. hệ thống cống rãnh của Thành Phố được xây dựng từ thời pháp thuộc với kiến trúc xây dựng cổ kính hệ thống bao gồm các đường cống hở và mương hở thoát nước chung cả nước thải sinh hoạt nước thải đô thị và nước

mưa. Do hệ thống hoạt động khá lâu năm nên dẫn đến chất lượng công trình giảm sút xuất hiện những hỏng hóc như: hỏng đáy, rạn nứt thành hố ga. Hiện tượng này đã xuất hiện ở hầu hết các tuyến phố chính của Thành Phố Hà Đông.

Hiện tượng bùn lắng và tắc nghẽn cống luôn là vấn đề đối với hệ thống thoát nước của Thành Phố do một số nguyên nhân sau :

Độ dốc đặt cống thấp nên tốc độ dòng chảy trong cống không đủ lớn để đẩy cặn và các chất thải ra khỏi hệ thống cống đồng thời do hệ thống cống hở nên nhiều các loại rác nổi trên mặt nước và độ bùn lắng khá dầy tăng dần về cuối cống đã cản trở việc thoát nước của hệ thống đồng thời gây mất mỹ quan Thành Phố.

Kích thước của cống nhỏ không đủ công suất nên dẫn đến tắc nghẽn cụ thể là tuyến cống tại đường quang trung, tuyến cống tại đường lê lợi là hai tuyến phố tập trung đông dân cư nên lượng nước thải và rác thải nhiều dẫn đến tình trạng ứ đọng kéo dài đặc biệt là vào mùa mưa nước mưa không thoát được ra hệ thống sông chính gây ra tình trạng ngập úng giữa Thành Phố.

Hệ thống cống tiếp nhận nước thải trực tiếp từ các hộ gia đình đổ ra nên độ bùn lắng đọng là tương đối lớn

Ý thức người dân cũng là một nguyên nhân vô cùng quan trọng dẫn đến tình trạng hệ thống thoát nước hoạt động kém hiệu quả đó là tình trạng người dân xây dựng các công trình dân dụng đè lên trên các công trình của hệ thống thoát nước gây khó khăn cho công tác duy tu và bảo dưỡng hệ thống, hoặc tình trạng đổ vật liệu xây dựng và các chất thải của vật liệu xây dựng như vôi vữa, gạch đá… Những thứ này theo nước mưa hoặc vương vãi xuống cống gây ra tình trạng ứ đọng và không tiêu nước.

Hiện tượng cao độ của công trình thay đổi theo hướng bất lợi cho dòng chảy làm ứ đọng nước trong cống và nghiêm trọng hơn là làm thay đổi chiều của dòng chảy trên các tuyến phố mà nguyên nhân chính của hiện tượng này là do công trình được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau hoặc do quá trình phát triển của đô thị làm cho cốt các công trình xây dựng bị nâng lên.

Theo số liệu kiểm tra thuỷ lực cho thấy 26,3% số tuyến cống hiện nay không đủ công suất gây nên tình trạng ngập úng của mạng lưới thoát nước đô thị mà điển hình là các tuyến đường như:

- Đường quang trung - Đường Lê Lợi - Đường văn mỗ - Nguyễn Trãi

Thành Phố chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đây cũng là một thực tế gây ra rất nhiều trở ngại cho công tác xử lý môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường Thành Phố. Chính những thực trạng này đã đòi hỏi cần phải có một phương án nhằm cải tạo hệ thống thoát nước cũ nhằm cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Thành Phố nói chung đưa Thành Phố Hà Đông tiến dần đến mục tiêu một Thành Phố Xanh - Sạch - Đẹp.

CHƯƠNG IV : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN THU GOM NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC MƯA CỦA THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG

4.1 Giới thiệu dự án thu gom nước thải và nước mưa của TP. Hà Đông

Đứng trước thực tế là hệ thống thoát nước thải Thành Phố xuống cấp gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khoẻ của người dân sinh sống trên toàn Thành Phố đã đặt ra yêu cầu phải khắc phục tình trạng này UBND Thành Phố Hà Đông đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng về quản lý môi trường và quản lý đô thị tiến hành nghiên cứu biện pháp khắc phục.

Theo quyết định ngày 2/8/2001 Của Thành Phố Hà Đông phê duyệt và cho tiến hành xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thải trên địa bàn Thành Phố “Xây dựng và cải tạo hệ thống thu gom nước thải và nước mưa vào lòng hè” của Th.S Nguyễn Thị Kim Sơn – Phó Phòng tài nguyên và môi trường Thành Phố Hà Đông nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, khắc phục tình trạng lụt lội, ô nhiễm môi trường phục vụ tốt việc thoát nước thải vào mùa mưa, giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cũng như hiệu quả công việc cho những người trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn Thành Phố.

Dự án thu gom nước thải và nước mưa vào lòng hè có tấm đan đậy kín được tiến hành triển khai trên tất cả các tuyến phố chính của Thành Phố Hà Đông. Theo quan điểm của những người làm công tác về thoát nước hiện đại thì nên xử dụng mạng lưới thoát nước riêng hoàn toàn tức là phân loại theo tính chất nguồn nước mà chia ra thành các hệ thống:

 Thoát nước thải sinh hoạt

 Thoát nước mưa

Tuy nhiên để có thể thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có những dự án với mức kinh phí rất lớn mà hiện tại kinh phí của Thành Phố chưa cho phép do đó trong đề tài về hệ thống thu gom nước thải và nước mưa vào lòng hè có tấm đan đậy kín vẫn sử dụng hệ thống thoát nước cũ và cải tạo để đưa nước thải sinh hoạt và nước mưa vào lòng hè.

Nội dung Kỹ thuật của dự án:

Dự án được xây dựng dựa trên việc cải tạo hệ thống thoát nước thải cũ


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG VIỆC CẢI TẠO HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC MƯA VÀO LÒNG HÈ CỦA THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG (Trang 31 -31 )

×